Việt Nam là quốc gia duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng tài sản hơn 120% trong thập kỷ tới

Báo cáo New World Wealth cho thấy, Việt Nam được đánh giá là có quốc gia có mức tăng trưởng tài sản lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới nhờ vị thế là điểm sáng sản xuất toàn cầu…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Việt Nam là quốc gia duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng tài sản hơn 120% trong thập kỷ tới

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth và cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners, Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản ấn tượng nhất trong thập kỷ tới khi Việt Nam củng cố vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.

Cụ thể, theo nhà phân tích Andrew Amoils New World Wealth, Việt Nam sẽ có mức độ tài sản tăng 125% trong 10 năm tới. Đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú.

“Việt Nam là cơ sở sản xuất ngày càng được yêu thích của các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia”, ông Amoiils nhấn mạnh. Cũng như chia sẻ của ông, Ấn Độ - quốc gia dự kiến trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027 - chiếm vị trí thứ hai với mức tăng trưởng tài sản dự kiến là 110%.

Việt Nam, với có 19.400 triệu phú và 58 triệu phú centi (những người có tài sản trên 100 triệu USD), được coi là một quốc gia tương đối an toàn so với nhiều nơi khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chính điều này đã mang lại cho các công ty thêm động lực để thiết lập hoạt động sản xuất của họ tại Việt Nam.

Vị trí chiến lược của đất nước, có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc và gần các tuyến thương mại hàng hải lớn, cùng chi phí lao động thấp cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ xuất khẩu ngày càng phát triển đã giúp Việt Nam thành một điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế, tổ chức tài chính McKinsey từng lưu ý trong một báo cáo.

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam chậm lại ở mức 5,05% so với mức tăng 8,02% vào năm 2022 do nhu cầu toàn cầu suy giảm và đầu tư công bị đình trệ. Sản xuất hiện chiếm 1/4 GDP của đất nước.

Chỉ 10 năm trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 2.190 USD, nay đã tăng gần gấp đôi lên 4.100 USD, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới.

“Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi”, ông Andy Ho, giám đốc đầu tư của VinaCapital Group, nói với CNBC qua email.

Ông Ho cho biết thêm, Việt Nam cũng đang gặt hái được nhiều lợi ích từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, với nhiều công ty quốc tế tìm cách đa dạng hóa chuỗi sản xuất sang Việt Nam như một phần của chiến lược “Trung Quốc cộng một”. Bên cạnh đó là nguồn đầu tư FDI mạnh mẽ từ các MNC (Multinational corporation - công ty đa quốc gia). Trên thực tế, vào năm 2023, FDI vào Việt Nam đã tăng 32% so với một năm trước đó lên 36,6 tỷ USD.

“Các khoản đầu tư nước ngoài hỗ trợ mang đến thêm việc làm tốt với mức lương xứng đáng và giúp hàng triệu người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống”, ông Andy Ho nhận định.

Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm trọng tâm, với ba làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục diễn ra trong ba thập kỷ qua và đất nước đang đứng trước làn sóng thứ tư, chuyên gia kinh tế và trợ lý Phó Chủ tịch Maybank Brian Lee phân tích.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại có thể cản trở tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam. Suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài cũng có thể tác động đến nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường phát triển, từ đó có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Brian Lee lưu ý rằng lực lượng lao động của đất nước sẽ cần được đào tạo nhiều hơn để đáp ứng cho các yêu cầu hoạt động sản xuất phức tạp và đòi hỏi tay nghề cao. “Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để tối đa hóa tác động lan tỏa năng suất từ FDI, thông qua sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty nước ngoài và các đối tác trong nước”, ông Lee nói thêm.

Có thể bạn quan tâm