Vinalines sẽ thoái vốn 13 đơn vị thành viên

Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, trong năm 2020, Công ty mẹ - Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp thành viên trực thuộc.
Vinalines sẽ thoái vốn 13 đơn vị thành viên

Theo đó, các doanh nghiệp thành viên của Vinalines sẽ giảm tỷ lệ sở hữu, gồm CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) giảm từ 51% xuống 49% (2,8 triệu cổ phần); CTCP Vận tải biển Vinaship giảm từ 51% xuống 36% (3 triệu cổ phần); CTCP Cảng Cái Lân giảm từ 56,58% xuống 51% (hơn 2 triệu cổ phần); Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao giảm từ 56% xuống 51%.

Cùng với đó, Vinalines cũng sẽ thoái vốn toàn bộ tại 7 doanh nghiệp, gồm CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (49%), CTCP Vận tải biển Hải Âu (26,46%), CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài (24,9%), CTCP Đầu tư và Thương mại hàng hải (12,94%); CTCP Hàng hải Đông Đô (48,97%), CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (49%) và CTCP Vinalines Nha Trang (98,34%).

Ngoài ra, Vinalines cũng dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại CTCP phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa và hơn 47.800 cổ phần tại Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec).

“Với kế hoạch thực hiện thoái vốn trên cộng với việc thanh lý tàu và ảnh hưởng giảm thị phần dịch vụ tạm nhập tái xuất của khách hàng nên năm 2020, dự kiến doanh thu hợp nhất của Tổng công ty khoảng 10.315 tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm 2019,” đại diện Vinalines thông tin.

Theo Vinalines, tính từ năm 2013 (giai đoạn Vinalines bắt đầu tái cơ cấu), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thực hiện thoái vốn rất nhiều doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp của Vinalines giảm từ 73 doanh nghiệp xuống còn 35 doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, bao gồm cả CTCP Cảng Quy Nhơn mới được Vinalines tiếp nhận lại từ tháng 6/2019.

Đặc biệt, vốn đầu tư tại các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản... cũng đã được Vinalines rút toàn bộ để tập trung trong 3 ngành nghề chính gồm cảng biển, vận tải biển và hoạt động dịch vụ hàng hải.

Việc thoái vốn tại doanh nghiệp thành viên kinh doanh kém hiệu quả đã góp phần đưa tổng số nợ phải trả của toàn Tổng công ty hàng hải Việt Nam giảm mạnh từ hơn 67.500 tỷ đồng (trước thời điểm tái cơ cấu) xuống còn hơn 17.000 tỷ đồng.

Đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã có Báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2019 đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó,  dù đã nỗ lực giảm lỗ, thanh lý tài sản nhưng BCTC hợp nhất quý II/2019 của Vinalines vẫn cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của Vinalines trong quý II/2019 đạt hơn 5.562 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, mảng vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm 2018. còn gần 2.971 tỷ đồng. Còn mảng khai thác cảng và dịch vụ cảng biển tăng hơn 15% lên gần 2.284 tỷ đồng.

Trong kỳ, Vinalines ghi nhận khoản chi phí tài chính cũng giảm 21%, xuống còn 348 tỷ đồng do đã giảm khoản chi phí lãi vay. Song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Vinalines vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi phí, ghi nhận hơn 433 tỷ đồng trong quý II/2019.

Ngoài ra, giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu song giảm mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận gộp trong quý II năm nay của Vinalines đạt 768 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, trong khi thu nhập từ thanh lý tài sản cố định chỉ ở mức hơn 66 tỷ đồng thì Vinalines phải chi phí tới 442 tỷ đồng cho công tác này, tăng gấp 10 lần so với số chi cùng kỳ. Chi phí khác của Vinalines theo đó cũng tăng lên mức 456 tỷ đồng, gấp gần 7,5 lần cùng kỳ.

Trong báo cáo giải trình, Vinalines cho biết, chi phí khác tăng là do thực hiện thanh lý tài sản (bán tàu) và tiếp tục xử lý các tài sản hoạt động không hiệu quả theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến số lỗ sau thuế gần 424 tỷ đồng của tổng công ty này trong quý 2 vừa qua, lỗ ròng thuộc về công ty mẹ lên tới gần 496 tỷ đồng. Điều này kéo theo lỗ luỹ kế của Vinalines đến 30/6/2019 bị đẩy lên gần 3.641 tỷ đồng.

Xem thêm

Vinalines giành lại quyền kiểm soát cảng Quy Nhơn

Vinalines giành lại quyền kiểm soát cảng Quy Nhơn

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã chính thức giành lại quyền kiểm soát Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn theo kiến nghị tại của Thanh tra Chính phủ được ban hành cách đây 9 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...