Vinamilk muốn thâu tóm thêm một công ty sữa của Mỹ

Theo Tổng giám đốc Mai Kiều Liên, sớm nhất vào năm sau (2017), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ mua thêm được một doanh nghiệp sữa của Mỹ. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về doanh nghiệp sữa c
Vinamilk muốn thâu tóm thêm một công ty sữa của Mỹ

Theo Tổng giám đốc Mai Kiều Liên, sớm nhất vào năm sau (2017), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ mua thêm được một doanh nghiệp sữa của Mỹ. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về doanh nghiệp sữa của Mỹ vẫn chưa được phía Vinamilk tiết lộ.

Theo thông tin trên Bloomberg, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) đang đàm phán mua lại một công ty sữa của Mỹ nhằm thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu, đồng thời thúc đẩy doanh thu tăng trưởng.Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc của Vinamilk kỳ vọng thương vụ này sẽ có thể được hoàn tất sớm nhất vào đầu năm tới, tuy nhiên, bà từ chối tiết lộ tên của công ty đối tác cũng như giá trị thương vụ đang theo đuổi.Vinamilk hiện đã thâu tóm một công ty sữa của Mỹ là Driftwood Dairy và có thể thúc đẩy thêm các thương vụ M&A nhằm đạt mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD trong năm 2017, bà Liên cho biết. Tới đây mục tiêu chính Vinamilk nhắm là thị trường Mỹ, đây cũng là thương vụ nằm trong kế hoạch mở rộng vị thế toàn cầu và thúc đẩy doanh thu của Vinamilk."Mỹ là thị trường khó tính nhất. Nếu chúng tôi được có được sự chấp nhận của thị trường thì đó sẽ là một lợi thế lớn để thâm nhập vào các thị trường khác và thúc đẩy công ty tăng trưởng", lãnh đạo Vinamilk nói.Trước đó, tháng 5/2016, Vinamilk đã chính thức sở hữu 100% cổ phần của công ty sữa Driftwood Dairy có trụ sở ở California, Mỹ sau khi đầu tư 10 triệu USD vào công ty này.Năm 2014, Vinamilk đã đầu tư vào nhà máy sữa Angkor Dairy Products tại Campuchia, nắm 51% cổ phần dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 23 triệu USD. Vinamilk cũng đã rót thêm tiền vào Công ty Miraka Limited (New Zealand).Bà Liên cho rằng thị trường trong nước đã không tăng trưởng nhanh như Vinamilk dự tính cách đây vài năm, vì thế Vinamilk đang tìm cách thực hiện các thương vụ ở nước ngoài. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2015 là 19 lít/năm, trong khi tại Malaysia và Thái Lan, con số này lần lượt đạt 51 lít và 34 lít, theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).Công ty dành 4.000 tỷ đồng (tương đương 179,3 triệu USD) cho các thương vụ M&A hồi năm ngoái. Tuy nhiên, bà Liên nói Vinamilk vẫn chưa dùng đến số tiền này và cho biết thêm rằng công ty có thể rót thêm nhiều tiền hơn nữa nếu cần.Theo bà Liên: "Mục tiêu doanh thu hằng năm trên 3 tỷ USD sẽ rất khó đạt được nếu không thúc đẩy các hoạt động M&A".Bà Liên cũng cho biết cho biết Vinamilk muốn mở rộng thị trường sữa bột trong nước từ 40% lên 50%, thị phần sữa tươi tăng từ 53% lên 60%, đồng thời giữ thị phần sữa đặc ở mức 80%.

Trường Anh

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...