Xu hướng lãi suất tăng đè nặng lên hoạt động kinh doanh các ngân hàng châu Âu

Mặc dù lãi suất tăng nhưng sự giảm tốc của nền kinh tế do xung đột và lạm phát đang "đè nặng" lên người đi vay.

Năm 2022, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã kết thúc một thập kỷ lãi suất chạm đáy khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và sau đó là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt chính sách tiền tệ.

Hai trong số các ngân hàng cho vay thế chấp của châu Âu là SEB (Thụy Điển) và Sabadell (Tây Ban Nha), gần đây đã tiết lộ lợi nhuận cao trong năm 2022 khi xu hướng tăng lãi suất giúp các ngân hàng gia tăng thu nhập.

Mặc dù lãi suất tăng là tin tốt cho lợi nhuận của các ngân hàng, song sự giảm tốc của nền kinh tế do xung đột và lạm phát đang "đè nặng" lên người đi vay.

lãi suất tăng
Lãi suất tăng "đè nặng" lên các ngân hàng châu Âu

Chuyên gia Jerome Legras của công ty tài chính Axiom Alternative Investments nhận định một mặt, lãi suất tăng là điều tốt cho các ngân hàng. Mặt khác, triển vọng kinh tế vẫn thiếu chắc chắn và nguy cơ tổn thất tín dụng ở mức cao.

Theo công ty Begbies Traynor Group, đã có 23.885 phán quyết của tòa án đối với các doanh nghiệp nợ tiền trong quý 4/2022 tại Anh. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Tom Merry, chuyên gia của công ty tư vấn Accenture nhận định có một vấn đề đối với các ngân hàng khi họ đang phục vụ những khách hàng gặp khó khăn.

Thị trường bất động sản Anh cũng đang chao đảo, với giá nhà giảm 2,5% trong quý 4/2022, mức giảm trong ba tháng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Chuyên gia Jackie Bowie của công ty quản lý rủi ro Chatham Financial cho biết các ngân hàng còn đối mặt với việc phải bơm thêm tiền vào tài sản đầu tư có giá trị lớn.

Cơ quan quản lý tài chính BaFin của Đức gần đây đã cảnh báo rằng sự gia tăng lãi suất có thể đè nặng lên một số ngân hàng và khiến nợ xấu gia tăng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?