Sau Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc

Nhật Bản và Hà Lan sẽ đồng ý cùng với Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất vật liệu chip bán dẫn sang Trung Quốc.
hạn chế xuất khẩu

Theo thông tin mới nhất được cung cấp bởi Bloomberg News, một cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan về công nghệ bán dẫn sẽ kết thúc vào 27/1 với việc Hà Lan hạn chế ASML Holding NV bán máy móc được sử dụng để sản xuất một số loại chip tiên tiến nhất cho Trung Quốc. Nhật Bản cũng sẽ thực hiện một động thái tương tự với Nikon Corp trong thời gian tới.

Cuộc đàm phán này giữa ba bên được cho là riêng tư và báo cáo của Bloomberg nói thêm rằng không có kế hoạch thông báo công khai về các hạn chế xuất khẩu có thể được thực hiện.

Các nguồn tin quen thuộc với vấn đề tiết lộ, một thỏa thuận giữa các quan chức Hà Lan và Hoa Kỳ có thể được ký kết vào cuối tháng khi đại diện của hai nước gặp nhau tại Washington. 

Việc khiến Hà Lan và Nhật Bản áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc sẽ là một chiến thắng ngoại giao lớn đối với chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Trước đó vào tháng 10/2022, chính phủ Mỹ đã công bố những quy tắc sâu rộng liên quan đến việc hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ sản xuất chip của Hoa Kỳ, nhắm mục tiêu làm chậm những tiến bộ về công nghệ và quân sự của quốc gia tỷ dân. 

Và nếu không có sự hợp tác của Nhật Bản hoặc Hà Lan, các công ty Mỹ sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh.

Hoa Kỳ hiện có nhóm các nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất thế giới. Trong khi đó, các công ty có trụ sở tại Hà Lan giữ kiểm soát thị trường máy móc cần thiết để sản xuất linh kiện điện tử. Nhật Bản cũng có các công ty cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ chip-gear. Nếu không có cả ba, các công ty Trung Quốc sẽ gần như khó có thể xây dựng một dây chuyền sản xuất chip tiên tiến.

Báo cáo của Bloomberg chỉ ra, mặc dù Nhật Bản và Hà Lan có thể không đi xa như các hạn chế của Mỹ đối với Trung Quốc, nhưng điều đó vẫn sẽ khiến Bắc Kinh bị cắt đứt hơn nữa khỏi chuỗi công nghệ chế tạo các thiết bị bán dẫn tiên tiến nhất một khi cả ba nước cùng phối hợp hành động.

Theo ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, nói với các phóng viên: "Chúng tôi đã thảo luận với Hoa Kỳ và các nước khác về chế độ kiểm soát xuất khẩu. Nhật Bản cũng sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp với Luật Ngoại hối của chúng tôi và thông qua hợp tác quốc tế,” ông Yasutoshi Nishimura nói thêm nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Nhận xét về tin tức này, giáo sư Đại học Meisei Masahiko Hosokawa, nguyên tổng cục trưởng thương mại tại Bộ Kinh tế Nhật Bản cho rằng những hạn chế mới sẽ có ảnh hưởng lớn tới Nikon Corp cũng như nhà sản xuất máy móc chế tạo linh kiện điện tử Tokyo Electron, công ty phụ thuộc vào Trung Quốc với khoảng 1/4 doanh số bán hàng. "Cần phải đạt được sự cân bằng về mọi góc độ để không ai trong số Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu phải chịu thiệt thòi,” ông Masahiko Hosokawa lưu ý. 

Về phía mình, các quan chức Hà Lan đã nhấn mạnh rằng biện pháp kiểm soát mới sẽ giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia thay vì mang lại lợi ích cho các công ty liên quan đến chip của Hoa Kỳ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…