Xu thế chứng khoán ngày 23/2: Có thể lùi về vùng hỗ trợ sâu hơn

Phiên vận động trong ngày hôm nay của VN-Index đã phủ nhận cây nến ngày 20/2. Dự báo trong phiên chứng khoán tiếp theo, nhiều khả năng chỉ số sẽ kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.050 – 1.032 điểm.
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 22/2, thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên đêm qua với việc cả 3 chỉ số chính đều giảm từ 2% trở lên. Điều này có lẽ đã có tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam khiến cho áp lực bán tăng vọt và khiến các chỉ số đều kết phiên ở mức thấp nhất.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 27,95 điểm (-2,58%) xuống 1.054,28 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm (-1,93%) xuống 209,96 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 649 mã giảm và chỉ có 211 mã tăng. Sắc đỏ cũng áp đảo hoàn toàn tại nhóm VN30 (-2,76%) với 30 mã giảm, trong đó có 1 mã giảm sàn.

Thanh khoản ở cả hai sàn đều ghi nhận ở mức cao. Cụ thể, khối lượng giao dịch trên VN-Index đạt hơn 814 triệu đơn vị, với giá trị hơn 12,7 ngàn tỷ; HNX-Index đạt 112,6 triệu đơn vị, với giá trị hơn 1,8 ngàn tỷ.

VN-Index giằng co với mức giảm quanh 15 điểm trước khi lực bán áp đảo xuất hiện về cuối phiên và khiến chỉ số kết phiên ở mức thấp nhất ngày. Trong đó, VHM (-5,8%) lấy đi 2,84 điểm, BID (-2,7%) lấy đi 1,586 điểm, VCB (-1,3%) lấy đi 1,424 điểm của chỉ số. Ngược lại, TMP (+3,7%), HQC (+6,8%) và STG (+2,7%) là những mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số nhưng là không đáng kể.

HNX-Index cũng chịu chung xu hướng khi cũng lao dốc mạnh trong phiên ATC. Trong đó, IDC (-6,2%), NVB (-4,2%), CEO (-5,7%) là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số này.

Chứng khoán là ngành giảm sâu nhất thị trường, cả nhóm có 24/25 mã giảm với nhiều mã giảm mạnh trên 4% cùng với thanh khoản cao như MBS (-5,5%), SHS (-4,5%), VCI (-4,9%), HCM (-6,9%), VND (-5,6%), SSI (-5,6%)…

Các nhóm ngành như bán lẻ, bất động sản, thiết bị điện, thủy sản, nhựa, hóa chất… đa phần có diễn biến tiêu cực.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng 364,15 tỷ trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VIC (58,6 tỷ) và VHM (54 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 55,94 tỷ, trong đó PVS được mua ròng nhiều nhất với giá trị 40,3 tỷ.

chứng khoán ngày

Kiểm định vùng hỗ trợ 1.050 – 1.032 điểm

Chứng khoán SSI (SSI)

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong phiên thứ tư với sắc đỏ chiếm hầu hết thời gian giao dịch. Chỉ số VN-Index đóng cửa thấp nhất trong phiên chứng khoán ngày tại 1.054,28 điểm, giảm gần 28 điểm (-2,58%).

Toàn sàn HOSE có đến 364 mã giảm giá trong khi tất cả các mã trong rổ VN30 đều kết phiên dưới tham chiếu. Áp lực lớn lên thị trường chung đến từ các mã Bất động sản với mức giảm khá mạnh như VHM (-5,8%), VRE (-5,1%), PDR (-6%), NVL kịch sàn… Chỉ số VN30 theo đó mất 2,76%, xuống còn 1.051,08 điểm.

VN-Index mở khoảng trống giảm giá và cắt xuống dưới MA 20 ngày trước khi đóng cửa quanh vùng thấp nhất trong phiên, đạt 1.054,28 điểm (-2,6%). Khối lượng đạt mức cao nhất kể từ phiên 01/02 với 766,7 triệu đơn vị cho thấy lực cung chiếm ưu thế.  

Vận động trong phiên chứng khoán ngày hôm nay của VN-Index đã phủ nhận cây nến ngày 20/2. Trong phiên chứng khoán tiếp theo, nhiều khả năng chỉ số sẽ kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.050 – 1.032 điểm. 

Chỉ số đảo chiều giảm điểm

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán ngày 22/2, VN-Index kết phiên với cây nến giảm điểm mạnh dạng marubozu đi kèm tạo gap và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày cho tín hiệu rất tiêu cực. Đà tăng của phiên bùng nổ trước đó đã bị xóa sạch và xu hướng đảo chiều giảm điểm trở lại. 

Với việc thiết lập đỉnh phục hồi thấp hơn đỉnh trước đó, xu hướng tăng giá ngắn hạn hoàn toàn bị loại bỏ và trong các phiên chứng khoán ngày tới, chỉ số sẽ thử thách lại vùng cân bằng trước đó quanh 1.030 điểm. Kỳ vọng chỉ số sẽ sớm cân bằng trở lại trước các thông tin tiêu cực của nhóm ngành bất động sản.

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số đảo chiều giảm điểm. Nhà đầu tư quan sát vùng cân bằng trước đó để xử lý tài khoản hiện tại. Nếu vùng 1.030 bị phá vỡ, nên tạm thoát các vị thế ngắn hạn.

Chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tiếp tục tạo nến đỏ giảm điểm cho thấy sự thận trọng trong tâm lý nhà đầu tư trước những diễn biến tiêu cực của chứng khoán thế giới. Bên cạnh đó, tất cả các chỉ báo đều đang cho tín hiệu tiêu cực, trong đó RSI và MACD đã tạo đỉnh thứ 2 thấp hơn đỉnh thứ nhất. 

Nếu tình hình không được cải thiện, VN-Index hoàn toàn có thể giảm về quanh khu vực 1.000 – 1.020, đây cũng là kháng cự gần nhất của thị trường trong ngắn hạn. Với diễn biến hiện tại, giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động đưa ra quyết định nâng cao tỷ trọng tiền mặt kịp thời, bán giảm những mã cổ phiếu đã suy yếu và có dấu hiệu tạo đỉnh để có thể quản trị rủi ro tối đa trong ngắn hạn.

Để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

 Chứng khoán ngày 22/2, sau những nỗ lực hồi phục bất thành trong phiên, VN-Index dần suy yếu và lao dốc mạnh về cuối phiên. Thanh khoản gia tăng trong các nhịp giảm điểm cho thấy áp lực từ bên bán đang chiếm ưu thế và để ngỏ rủi ro tiếp tục mở rộng nhịp điều chỉnh trong phiên chứng khoán ngày kế tiếp. 

Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ sâu quanh 113x được kỳ vọng sẽ tạo điểm đỡ ngắn hạn cho F1. Khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ vị thế trading đã mở trong nhịp hồi trước và đưa tỷ trọng về mức an toàn.

Đối mặt rủi ro giảm về vùng 988-1.002 điểm

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Dự báo trong các phiên chứng khoán ngày tới, nếu chỉ số tiếp tục giảm sâu và xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.045-1.050 điểm, thị trường sẽ đối mặt rủi ro giảm về vùng hỗ trợ 988-1.002 điểm, thậm chí có thể sâu hơn.

Nhà đầu tư cân nhắc đóng các vị thế ngắn hạn, đặt các lệnh trailing stoploss tại các điểm hòa vốn và mức cắt lỗ tối đa 5-7% cho các vị thế đang có sẵn.

Do thị trường đang phải đối mặt với các yếu tố rủi ro nên các nhà đầu tư đang cầm tiền mặt vẫn giữ trạng thái quan sát trong các phiên tuần này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...