Yeah 1 tiếp tục bán hết cổ phần tại 2 công ty con

Từ đầu năm đến nay, YEG cũng liên tục thoái vốn tại các công ty con. Đầu tháng 7/2021, YEG cũng đã thông qua việc chuyển nhượng 51% cổ phần có quyền biểu quyết của Yeah1 tại Giga1.
Yeah 1 tiếp tục bán hết cổ phần tại 2 công ty con

Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) thông báo quyết định của HĐQT Tập đoàn Yeah1 về việc chuyển nhượng vốn tại một số công ty con.

Cụ thể, Tập đoàn Yeah1 đã thông qua kế hoạch chuyển nhượng 100% vốn cổ phần của CTCP Công nghệ Thương mại Giga1 tại CTCP Trực tuyến Netlink. Giá trị số lượng cổ phần chuyển nhượng là 1,135 tỷ đồng. YEG cho biết giá chuyển nhượng sẽ không thấp hơn giá vốn, thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 27/12/2021 đến 31/3/2022. 

Cùng với đó, Công ty cũng sẽ chuyển nhượng 100% vốn tại CTCP Công nghệ Thương mại Giga1 tại Cty TNHH Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam, giá trị vốn góp là 1,8 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng cũng sẽ không thấp hơn giá vốn và thời gian dự kiến từ 27/12/2021 đến 31/3/2022. 

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Yeah1 là lãnh đạo nhận nhiệm vụ tìm kiếm đối tác mua lại cổ phần Trực tuyến Netlink và Netlink Việt Nam cũng như thương lượng giá cả.

Như vậy, sau khi 2 giao dịch trên được hoàn tất, Trực tuyến Netlink và Netlink Việt Nam không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1. 

Từ đầu năm đến nay, Yeah1 cũng liên tục thoái vốn tại các công ty con. Đầu tháng 7/2021, Yeah1 cũng đã thông qua việc chuyển nhượng 51% cổ phần có quyền biểu quyết của Yeah1 tại Giga1. 

Mới nhất, Tập đoàn Yeah1 vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về kế hoạch chuyển nhượng cổ phần và hạ tỷ lệ sở hữu tại CTCP Yeah1 Edigital xuống thấp hơn 51% vốn. Hiện, Yeah1 đang sở hữu 81% vốn tại Edigital.

Yeah1 Edigital là công ty con trực tiếp của Yeah1, hoạt động trong mảng quảng cáo/sản xuất chương trình.

Tính đến cuối tháng 9/2021, Yeah1 đang nắm 81,2% vốn Yeah1 Edigital; con số này đã giảm 15,46% vốn so với thời điểm cuối năm 2020.

Về tình hình kinh doanh, BCTC hợp nhất quý 3 của Yeah1 cho thấy kết quả không mấy tích cực với doanh thu giảm một nửa so với cùng kỳ còn 277,5 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến Công ty lỗ gộp gần 60 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi gần 5,5 tỷ đồng

Trong kỳ, doanh thu tài chính của Yeah1 cũng ghi nhận sự sụt giảm khi giảm 33%, về xấp xỉ 2 tỷ đồng, chủ yếu do Công ty nhận ít lãi từ tiền gửi và trái phiếu. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh (chủ yếu là do tăng chi phí lãi vay), chi phí bán hàng cũng tăng. Ngoài ra, Công ty còn ghi nhận khoản lỗ khác. Khấu trừ, Yeah1 báo lỗ ròng 62 tỷ đồng trong quý 3/2021 - cùng kỳ lãi ròng 12,5 tỷ đồng.

Theo giải trình của Yeah1, quý 3 năm nay tập đoàn không còn ghi nhận khoản cổ tức như cùng kỳ nên doanh thu tài chính giảm. Đồng thời, mảng kinh doanh chính gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mảng thương mại đa kênh (bán lẻ) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Yeah1 ghi nhận 878,5 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên sau khi khấu trừ chi phí, Yeah1 lỗ sau thuế 253,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi gần 16 tỷ. Tính đến thời điểm 30/9/2021, Yeah1 số lỗ lũy kế của Yeah1 đã vượt hơn 246 tỷ đồng, suýt soát vốn góp chủ sở hữu với 313 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...