Hà Nội: Sẽ thay thế cán bộ yếu kém ở địa bàn phức tạp

“Giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ, giải pháp, là thước đo năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức c
Hà Nội: Sẽ thay thế cán bộ yếu kém ở địa bàn phức tạp

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh như trên tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 4/7/2017 và Kế hoạch số 51-KH/TU thực hiện Nghị quyết “Về việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội” tổ chức sáng 11/7.

Còn nhiều vụ việc phức tạp

Theo Thành uỷ Hà Nội, tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Những năm qua, Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình để lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ; góp phần tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng tổ chức, hoạt động của TCCSĐ và hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố, nhất là ở xã, phường, thị trấn.

Hệ thống chính trị ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của của Nhà nước; phát hiện, giải quyết, tháo gỡ và xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc phát sinh trên địa bàn, trong dư luận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân.

Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, trên địa bàn Thành phố vẫn còn có khoảng 200 vụ việc phức tạp ở các mức độ khác nhau của hơn 100 xã, phường, thị trấn cần được quan tâm, giải quyết. Nghị quyết 15 đề ra 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Đối với các địa bàn có những vấn đề dân sinh bức xúc, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, Ban Thường vụ quận, huyện, thị ủy và các cấp ủy cấp trên cơ sở ra soát nắm chắc tình hình, phân loại theo vụ việc theo tính chất, mức độ ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội; đánh giá thực chất về năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; dự báo tình hình, đề ra đường lối lãnh đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, kết hợp chặt chẽ giữa công tác bảo đảm an ninh trật tự, công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại, giải quyết khiếu nại tố cáo; tập trung giải quyết thỏa đáng những vấn đề dân sinh bức xúc thuộc thẩm quyền, nhất là những vấn đề liên quan đến đại bộ phận người dân trên địa bàn, làm tăng niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, từ đó từng bước giải quyết có hiệu quả những vụ việc phức tạp, nhạy cảm.

Đổi mới lãnh đạo, hướng về cơ sở

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải lưu ý, các cấp ủy cần tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo; tập trung hướng về cơ sở; làm tốt công tác dự báo và giải quyết kịp thời những vi phạm, tiêu cực là mầm mống gây mất ổn định tại địa phương như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, đơn thư khiếu nại, tố cáo...

Bí thư Thành uỷ yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải quan tâm tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của tổ chức, nhân dân, để điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Thường xuyên nâng cao chất lượng công tác dân vận nhằm, tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng là giải pháp quan trọng, phải luôn đi trước một bước; nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và thời điểm cụ thể; giúp cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa sai phạm; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Theo Bí thư Thành uỷ, trong tất cả trường hợp, cấp ủy phải chỉ đạo việc chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời cung cấp những thông tin, định hướng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là ở những địa bàn có các vụ việc phức tạp. Cùng với đó, phải nâng cao hoạt động, chất lượng và hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, ngăn chặn kịp thời hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, nhất là trên mạng xã hội.

Cấp ủy cấp trên cơ sở phải thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định; có kế hoạch kịp thời củng cố những TCCSĐ yếu kém; khắc phục ngay biểu hiện hình thức trong đánh giá chất lượng TCCSĐ, đánh giá cán bộ.

“Đối với những địa bàn đã phát sinh phức tạp, nếu có nguyên nhân do cán bộ yếu kém về bản lĩnh chính trị, năng lực công tác và phẩm chất, đạo đức thì phải kiên quyết xử lý, thay thế. Những địa bàn đặc biệt phức tạp phải có giải pháp tập trung, khi cần thiết thì có phương án đặc thù về cán bộ ở những địa bàn này”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm