Việt Nam và EU chính thức ký hiệp định tự do thương mại EVFTA và bảo hộ đầu tư IPA

Chiều 30/6, tại Văn phòng Chính phủ, lễ ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) đã diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuâ
Việt Nam và EU chính thức ký hiệp định tự do thương mại EVFTA và bảo hộ đầu tư IPA

Cao ủy thương mại Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea sẽ đại diện cho EU ký kết EVFTA tại Hà Nội. Hiện Romania là nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ đại diện Chính phủ ký EVFTA. Trong khi đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ đại diện ký IPA.

Sau 10 năm đàm phán, Việt Nam và EU đồng ý ký hiệp định tự do thương mại và bảo hộ đầu tư. Dự kiến, gần 100 dòng thuế của EU sẽ được miễn đối với hàng hóa Việt Nam.

Theo hiệp định, hơn 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được đàm phán.

Để đi đến được ký kết hiệp định lần này, Việt Nam đã phải trải qua tiến trình rất dài, được khởi động đàm phán từ năm 2010 và các bên chính thức đàm phán nhiều cấp, nhiều vòng từ năm 2012 cho đến nay.

Theo đề xuất của EU, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

Phần hai là Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Nội dung đáng chú ý nhất của EVFTA  với 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo đó là: 

Với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được gỡ bỏ sau 7 năm, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 28 nước thành viên EU. 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết sẽ bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hoá EU. Sau 7 năm số dòng thuế được xoá bỏ tăng lên 91,8%, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu.

Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam sẽ áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

"EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, thuỷ sản", Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhận định.

Trong khi đó, Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư cho phép việc thực thi và triển khai thông qua Hệ thống mới Tòa án về Đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo các chính phủ cả hai phía có quyền điều tiết các lợi ích của công dân.

Hiệp định IPA sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam, triển khai một khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch.

Có thể bạn quan tâm