16 quốc gia tham gia đàm phán kín về Hiệp định RCEP

Toàn bộ 16 quốc gia tham gia RCEP sẽ có các cuộc đàm phán kín về các nội dung thỏa thuận của "một trong những hiệp định thương mại có ý nghĩa kinh tế cao nhất thế giới".
16 quốc gia tham gia đàm phán kín về Hiệp định RCEP

Ngày 27/6, đại diện thương mại của hơn chục quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có mặt tại thành phố Melbourne, bang Victoria của Australia, để tiến hành đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RCEP).

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết toàn bộ 16 quốc gia tham gia RCEP sẽ có các cuộc đàm phán kín về các nội dung thỏa thuận của "một trong những hiệp định thương mại có ý nghĩa kinh tế cao nhất thế giới".

Ông nhấn mạnh trong nhiều năm qua, sự gia tăng các quy tắc thương mại toàn cầu đã tạo ra các phép màu kinh tế cho Australia. Nước này không thể giúp giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sẽ tìm kiếm các cơ hội thương mại mới, thông qua việc thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại đa phương.

Australia hy vọng bằng nỗ lực của mình và các quốc gia khác trong khu vực, RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm nay.

Trước đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha của và Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita đã bày tỏ ủng hộ quan điểm đàm phán RCEP phải được kết thúc trước khi tranh chấp Trung Quốc và Mỹ leo thang và gây thiệt hại kinh tế lâu dài.

RCEP được cho là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất trên thế giới, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước ASEAN.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước RCEP chiếm tới 28% tổng thu nhập và 30% giá trị thương mại toàn cầu với số dân chiếm 45% dân số thế giới.

Nguồn: TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…