Amazon chính thức cán mốc 1.000 tỉ USD

Chỉ khoảng hơn một tháng sau ngày Apple cán mốc lịch sử, Mỹ có doanh nghiệp nghìn tỉ đô thứ nhì.
Amazon chính thức cán mốc 1.000 tỉ USD

Theo CNBC, giá trị thị trường hãng thương mại điện tử Amazon chạm 1.000 tỉ USD ngày giao dịch 4.9 (giờ Mỹ), trở thành doanh nghiệp đại chúng thứ nhì nước Mỹ đạt nghìn tỉ đô, sau Apple.

Cổ phiếu Amazon tăng gần 2% lên mốc cao nhất là 2.050,5 USD/cổ phiếu trong buổi sáng giao dịch, dù chỉ cần 2.050,27 USD/cổ phiếu là đã giúp doanh nghiệp đạt nghìn tỉ đô. Amazon có tổng cộng hơn 487,74 triệu cổ phiếu, theo báo cáo hằng quý mới nhất mà hãng công bố hồi tháng 7.

Giới phân tích cho rằng danh mục đầu tư đa dạng chính là lý do khiến giá trị Amazon bay cao. Chuyên gia Gene Munster của hãng Loup Ventures cho biết: “Amazon cho giới đầu tư niềm tin rằng họ có thể tiến lên và tạo đột phá trong nhiều thị trường, hệt như cách họ đã làm với ngành bán lẻ”.

Hãng thương mại điện tử số một Mỹ có dịch vụ Amazon Web Services tăng trưởng đặc biệt ấn tượng. “Đúng, Amazon thực sự làm tốt trong ngành bán lẻ trực tuyến, song cổ phiếu của họ bay cao khi họ cho thấy rằng mình cũng có thể thành công ở mảng đám mây. Giống như cổ phiếu Amazon đổi mã từ AMZN sang AWS vậy”, nhà phân tích Mark Mahaney của RBC Capital Markets nói.

Apple chạm nghìn tỉ đô vào đầu tháng 8 sau khi báo cáo kết quả kinh doanh hằng quý khả quan. Amazon lên ngưỡng tỉ đô chậm hơn Apple khoảng 5 tuần. Trước đó, hai công ty danh tiếng Thung lũng Silicon so kè nhau trong cuộc đua 1.000 tỉ USD, song Apple có phần nhỉnh hơn.

Hãng táo khuyết vượt mốc 900 tỉ USD vốn hóa 8 tháng trước Amazon. Amazon đạt mốc này vào tháng 7.2018, quanh ngày ưu đãi mua sắm Prime Day lớn thường niên. Cổ phiếu Amazon tăng hơn 70% từ đầu năm 2018, tăng hơn gấp đôi trong 12 tháng qua. Cùng giai đoạn, chỉ số S&P 500 chỉ tăng lần lượt 8% và 16%.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...