Ấn Độ tính đánh thuế các triệu phú di cư

Giới chức Ấn Độ vừa quyết định bắt đầu đánh thuế dân di cư vì họ cho rằng nhiều người giàu trong nước ra nước ngoài để tránh kiểm soát và đóng thuế.
Ấn Độ tính đánh thuế các triệu phú di cư

Người dân thành phố Hyderabad miền nam Ấn Độ nhìn chiếc Airbus A380 bay qua/ ẢNH: REUTERS

Theo Russia Today, Ấn Độ cho rằng việc di cư như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu thuế của chính phủ.

Một cơ quan đặc biệt được Trung tâm Thuế trực tiếp (CBDT) lập ra để cố vấn cho Bộ Tài chính về vấn đề thuế thu nhập. CBDT được yêu cầu lập quy định để người dân phải trả tiền thuế nếu họ muốn di cư.

Theo ngân hàng Morgan Stanley, 7.000 triệu phú đã rời Ấn Độ trong năm 2017. Tổng cộng nước này có 23.000 triệu phú rời đi trong bốn năm qua. Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse thì cho biết có khoảng 245.000 triệu phú ở Ấn Độ tính đến tháng 11.2017.

“Một số nước trên thế giới có thuế xuất cảnh hoặc thuế di dân. Ví dụ, các cá nhân rời khỏi Canada bị đánh thuế tùy thuộc vào tài sản cá nhân”, đối tác về thuế và luật pháp Jiger Saiya tại hãng luật BDO cho hay.

Tại Canada, khi một cá nhân rời nước vĩnh viễn, chính phủ cho rằng người đó xử lý tất cả tài sản của họ, ngay cả khi họ không thực sự bán. Vì vậy, một người Canada sắp di cư có các khoản lỗ hoặc lời phải thanh toán thuế trước khi đi.

Singapore cũng tương tự như thế. Nhân viên nước ngoài hoặc cư dân vĩnh viễn rời đất nước có nghĩa vụ đóng thuế thặng dư vốn cho lựa chọn cổ phiếu họ nắm giữ. Theo Saiya, những người di cư phải nộp thuế trên trước khi rời nước.

Ngoài ra, CBDT cũng sẽ xem xét việc báo cáo và tuân thủ luật pháp như tại Mỹ. Ông Saiya giải thích: “Với nhiều vụ gian lận, sự gia tăng sử dụng tiền thuật toán không được kiểm soát, cơ hội đầu tư ở nước ngoài cho giới siêu giàu và nhiều yếu tố khác, các khoản thuế dành cho người siêu giàu cũng được chú ý”.

Nhiều người giàu Ấn Độ có tên trong danh sách những người trốn thuế, trong đó có Hồ sơ Panama và Paradise. Ít nhất 121 người đã bị điều tra.

“Dù nỗi lo bị khởi tố là lý do lớn khiến nhiều người có khả năng, tiền bạc muốn di cư ra nước ngoài, đây không phải là lý do duy nhất. Người ta di cư cũng vì nhiều yếu tố khác như cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống ở nước ngoài, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, cơ hội đầu tư tốt hơn, thuế suất thấp”, ông Saiya cho hay. 

Theo Thanh Niên 

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...