Australia muốn trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất khí hydro

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Australia mới đây đã “bật đèn xanh” cho một dự án thí điểm đầu tiên trên thế giới chế biến than nâu thành khí hydro.
Australia muốn trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất khí hydro

Dự án Chuỗi cung ứng năng lượng hydro, do tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản đề xuất, sẽ kiểm tra tính khả thi của việc sản xuất khí hydro từ than nâu và vận chuyển đến Nhật Bản để sử dụng ở thị trường nội địa.

Dự án có thời gian hoạt động một năm, bắt đầu từ giữa năm 2020, với các hoạt động sản xuất diễn ra tại một nhà máy cạnh nhà máy điện Loy Yang ở thung lũng Latrope, bang Victoria.

Dự án sử dụng 160 tấn than nâu từ một khu mỏ của nhà máy điện Loy Yang để tạo ra 3 tấn khí hydro. Lượng khí này sẽ được chuyển đến Nhật Bản trên một chiếc tàu được thiết kế đặc biệt.

Tại buổi lễ công bố vào tháng Tư năm ngoái, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thông báo dự án có thể tạo ra nhiều việc làm trong tương lai.

Dự án đã nhận được khoản hỗ trợ 50 triệu UAD từ chính quyền bang Victoria và chính phủ liên bang.

Dự kiến, dự án sẽ thải ra 100 tấn khí thải carbon trong giai đoạn thử nghiệm, tương đương với lượng khí thải từ 20 chiếc xe ôtô.

Giám đốc đánh giá phát triển của EPA Tim Faragher cho biết khí thải và các sản phẩm thải ra từ dự án này đều có thể được quản lý an toàn theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Australia.

Tập đoàn Hydrogen Mobility của Australia hy vọng sự chấp thuận của EPA đối với dự án có thể giúp xây dựng một ngành công nghiệp trị giá 1,7 tỷ AUD ở nước này từ năm 2030.

Giám đốc điều hành của tập đoàn, bà Claire Johnson cho biết Australia có thể trở thành nhà xuất khẩu khí hydro quy mô lớn sang các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc - những quốc gia đã cam kết chuyển sang “xã hội hydro."

Ngành công nghiệp hydro của Australia đã nhận được sự khích lệ hồi tháng trước khi Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten tuyên bố chính phủ Công đảng sẽ chi 1,14 tỷ AUD cho kế hoạch hydro quốc gia để nước này đi đầu trong lĩnh vực này.

Nguồn: TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...