Alibaba mua lại DN thương mại điện tử chuyên hàng xa xỉ với giá 2 tỷ USD

Alibaba Group Holding LTd sẽ mua lại một doanh nghiệp thương mại điện tử chuyên buôn bán mặt hàng xa xỉ Kaola từ công ty game NetEase Inc với mức giá 2 tỷ USD, “đón chào” một nền tảng mua sắm mới cho
Alibaba mua lại DN thương mại điện tử chuyên hàng xa xỉ với giá 2 tỷ USD

Thoả thuận giữa Alibaba và NetEase vốn đã được đồn đại từ lâu khi các công ty thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Alibaba hay JD.com Inc đều đang tìm đến các phân khúc thị trường thích hợp để tăng trưởng, với ngành công nghiệp mua sắm trực tuyến tại quốc gia này đang có dấu hiệu chậm lại bởi tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Trong khi nền tảng mua sắm Tmall của Alibaba đã cho phép nhiều thương hiệu nước ngoài ra mắt và quản lý “mặt tiền cửa hàng ảo” trên nền tảng của họ, xong Kaola lại có thể mang đến một lượng khách hàng giàu có chọn lọc, chủ yếu mua hàng trực tiếp từ nhà cung cấp để bán lại cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Trung Quốc chiếm hơn 1/3 doanh thu của ngành hàng xa xỉ trên toàn thế giới.

Daniel Zhang, giám đốc điều hành của Alibaba cho biết: “Với Kaola, chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa dịch vụ nhập khẩu và trải nghiệm cho người tiêu dùng Trung Quốc thông qua sự phối hợp trên toàn hệ sinh thái của Alibaba.”

Kaola, được NetEase giới thiệu ra thị trường vào năm 2015, hướng tới nhóm khách hàng cao cấp trẻ tuổi, cung cấp các sản phẩm từ nhiều thương hiệu quốc tế lớn như Gucci, Burberry hay Shiseido. Kaola có lợi thế hơn so với nhiều đơn vị thương mại điện tử lớn khác bởi Kaola đi sâu về phương thức mua sắm xuyên biên giới, nhận xét từ nhà phân tích lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc Ker Zheng.

“Kaola không phải chia sẻ thời người dùng hay không gian giỏ mua sắm với những nhóm sản phẩm rẻ hơn,” ông Zheng nói thêm và khẳng định điều này sẽ đảm bảo cho công ty một cơ sở người tiêu dùng trung thành và giàu có.

Alibaba có kế hoạch để ứng dụng Kaola tiếp tục hoạt động độc lập dưới thương hiệu hiện tại. Tuy nhiên, tổng giám đốc xuất nhập khẩu của Tmall Alvin Liu sẽ được bổ nhiệm vào vị trí CEO mới của Kaola trong thời gian tới đây.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...