Bầu Đệ: Tiên phong hành động vì sức khỏe người dân

Không những đi tiên phong trong việc xây dựng bệnh viện tư, doanh nhân Nguyễn Văn Đệ còn là người thuyền trưởng chèo lái con tàu y tế tư nhân với khát vọng để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế
Bầu Đệ: Tiên phong hành động vì sức khỏe người dân

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ

Nhắc đến các ông bầu của bóng đá xứ Thanh, thì có lẽ cái tên Bầu Đệ được nhắc đến nhiều nhất. Nói cách khác Bầu Đệ luôn chiếm trọn trái tim của những người yêu mến bóng đá xứ Thanh. Bất cứ ai khi gặp Bầu Đệ đều cảm nhận được sự dân dã, mộc mạc bởi cách nói chuyện hài hước và có phần rất bộc trực của một người lính.

Ngoài việc kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Hợp Lực, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.. doanh nhân Nguyễn Văn Đệ còn là người thuyền trưởng cầm lái con tàu Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt nam.

Doanh nhân hành động vì sức khỏe người dân

Có lẽ rất ít người biết được cách đây gần 15 năm khi Bầu Đệ bỏ tiền xây dựng bệnh viện Hợp Lực đã gặp không ít khó khăn, sự hoài nghi của người dân, thậm chí cả chính quyền các cấp, bạn bè, cũng dè dặt khi nói về triển vọng của một lĩnh vực khá… nhạy cảm thời bấy giờ.

Nhưng từ khi Bệnh viện Hợp Lực được đưa vào hoạt động không những đã góp phần giảm tải cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mà từng bước thay đổi nhận thức của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh ngoài công lập. Vấn nạn phong bì và thủ tục hành chính rườm rà bị dẹp bỏ, người dân vào Hợp Lực khám chữa bệnh không còn cảnh phải xếp hàng chờ đợi hoặc phải lo lót cho bác sỹ, nhân viên y tế.

Hình ảnh Bầu Đệ điểm mặt các quan chức gây khó cho doanh nghiệp tại các nghị trường, đã khiến cho nhiều người không có thiện cảm với ông

Ngày nay hầu như tất cả các khoa phòng của bệnh viện Hợp Lực đều được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất. Uy tín của Hợp Lực càng được khẳng định khi ngày 23/09/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5239/QĐ-BYT phê duyệt bổ sung danh sách bệnh viện tham gia đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020, bệnh viện đa khoa Hợp Lực được công nhận là vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ngày 9/8/2018 vừa qua, Bệnh viện Hợp Lực đã thành lập Khoa Ung bướu với 100 giường bệnh và sử dụng công nghệ xạ trị tiên tiến nhất hiện nay. Bệnh viện cũng đã ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật với Bệnh viện K Trung ương để hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là giúp cho bệnh nhân tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận không phải chuyển tuyến, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Làm thế nào để người dân xứ Thanh tiếp cận được với các dịch vụ y tế một cách tốt nhất, là câu hỏi Bầu Đệ luôn trăn trở suy nghĩ. Với các kinh nghiệm đã được tích lũy trong điều hành quản lý Bệnh viện Hợp Lực, Bầu Đệ lại quyết tâm xây dựng thêm 1 bệnh viện đa khoa tại khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc Huyện Tĩnh Gia quê hương của ông. Dự kiến bệnh viện sẽ được khánh thành vào tháng 1/2019 với phí đầu tư giai đoạn đầu gần 600 tỷ đồng và có quy mô 300 giường bệnh. Giai đoạn 2 đầu tư thêm khoảng 1.500 tỷ để nâng thêm 300 giường bệnh, cùng với các khu dịch vụ y tế cao cấp để phục vụ người dân.

Thuyền trưởng của con tàu y tế tư nhân

Năm 2014, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 611/QĐ-BNV thành lập Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam và Bầu Đệ đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội. Hiện nay Hiệp hội đã kết nạp được hơn 200 hội viên là các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế trên cả nước.

Bệnh viện Hợp Lực

Ngoài làm tốt vai trò tạo cầu nối giữa cộng đồng y tế tư nhân với các cơ quan quản lý nhà nước, Bầu Đệ còn thể hiện bản lĩnh của người thuyền trưởng, dám đứng mũi chịu sào bảo vệ từng thành viên khi gặp các rào cản về cơ chế chính sách. Đặc biệt các bất cập trong việc thực hiện công tác KCB – BHYT đã được Bầu Đệ tham mưu, đề xuất với các cơ quan chuyên môn để từng bước tháo gỡ khó khăn cho các hội viên. Vì lẽ phải, vì một môi trường kinh doanh lành mạnh, ông đã từng bị áp lực từ nhiều phía khi cương quyết đấu tranh chống lại các tư tưởng quan liêu cửa quyền của một số lãnh đạo các cấp. Hình ảnh Bầu Đệ điểm mặt các quan chức gây khó cho doanh nghiệp tại các nghị trường, đã khiến cho nhiều người không có thiện cảm với ông.

Nhưng Bầu Đệ là vậy, bản lĩnh của một doanh nhân người lính lấy chữ Tâm chữ Tín làm đầu đã giúp ông luôn thành công dù ở bất cứ vai trò nào. Chính vì thế ông đã vinh dự đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, doanh nhân tiêu biểu của cả nước, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhưng với ngành y tế tư nhân, Bầu Đệ luôn là người tiên phong và hành động với mục tiêu để người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...