Bi hài Hồi giáo cực đoan thánh chiến biểu tình, đòi Thổ Nhĩ Kỳ trả lương chiến đấu chống Syria

Những diễn biến phức tạp trên địa phận Idlib đã công khai bản chất thật sự của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến ở Syria, vốn được Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây hậu thuẫn và ủng hộ mạnh mẽ trong suốt cuộc chiến tranh Syria.

Ngày 16.03.2020, nhóm Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tiến hành một cuộc biểu tình đòi tiền lương mà Ankara hứa trả tại thị trấn Tal Abyad gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tay súng Hồi giáo cực đoan này đòi thanh toán cho một chiến dịch quy mô lớn dưới sự hậu thuẫn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng nông thôn miền bắc Syria cuối năm 2019.

Nhóm Hồi giáo cực đoan SNA biểu tình đòi tiền lương từ Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 15/03/2020, các tay súng của nhóm Ansar al- Islam (nhóm thánh chiến theo tư tưởng al-Qaeda, thành lập ở Iraq Kurdistan năm 2001, mở rộng sang Syria) tham gia "cuộc biểu tình dân chủ ôn hòa " chống lại cuộc tuần tra chung Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4. Các tay súng của nhóm tham gia ngồi trên đường cao tốc với biểu ngữ thánh chiến và hát các bài hát Tôn giáo tiêu diệt kẻ thù “nashid”.

Nhóm thánh chiến Ansar al- Islam ngăn chặn cuộc tuần tra chung ở Idlib

Cùng ngày, những người ủng hộ các nhóm Hồi giáo cực đoan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tấn công bằng gạch đá vào một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4 miền nam Idlib, thậm chí khi trèo lên xe phản đối, có kẻ đã lấy cả điện thoại di động của quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người biểu tình đòi hỏi người Nga rút khỏi Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội cùng các nhóm Hồi giáo cực đoan tấn công quân đội Syria, lật đổ chính quyền Damascus.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...