Temu và Shein bắt đầu tăng giá hàng hoá bán sang Mỹ

Temu và Shein đã chính thức tăng giá một số mặt hàng tại Mỹ để ứng phó với các chính sách thuế quan mới, dẫn đến lo ngại về tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng thu nhập thấp…

Temu và Shein bắt đầu tăng giá hàng hoá bán sang Mỹ

Những món hàng “giá rẻ” được bán trên Temu và Shein có lẽ không còn là rẻ đối với nhiều người tiêu dùng Mỹ. Mới đây, hai nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã đồng loạt tăng giá nhiều mặt hàng phổ biến như quần áo, đồ gia dụng… để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế mới dự kiến có hiệu lực vào tuần này.

Để so sánh, một bộ hai chiếc ghế ngoài trời được bán trên Temu có giá 61,72 USD hôm 24/4. Đến 26/4, giá của chúng đã tăng lên 70,17 USD. Tại Shein, một bộ đồ bơi có giá 4,39 USD vào 25/4, đã tăng lên 8,39 USD, tương đương 91% vào ngày 26/4. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh giá không đồng đều trên toàn bộ các sản phẩm được các phóng viên CNN theo dõi. Thậm chí, một chiếc nhẫn thông minh bán trên Temu vào 26/4 lại rẻ hơn khoảng 3 USD so với giá ngày hôm trước.

Giá cả trực tuyến thường xuyên biến động, vì vậy khó có thể xác định chính xác lý do tại sao một số mặt hàng tăng giá, còn một số khác thì không.

83276085007-untitled-design-34png.jpg
So sánh biến động giá của một số sản phẩm trên Temu

Trong một thông báo đăng tải gần đây, Shein giải thích: "Do những thay đổi trong các quy định thương mại toàn cầu và thuế quan, chi phí vận hành của chúng tôi đã tăng lên. Để tiếp tục mang đến cho bạn những sản phẩm yêu thích mà không ảnh hưởng đến chất lượng, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại giá thành”. Công ty cũng nhấn mạnh rằng họ đang cố gắng tìm mọi cách để giữ giá thấp và giảm thiểu tác động tới người tiêu dùng.

Temu cũng đưa ra một thông báo tương tự.

Ngoài ra, cả hai nền tảng còn khuyến khích khách hàng nên mua sắm vào những ngày cuối tháng 4 để tránh phải trả giá cao hơn.

Trước đây, khách hàng Mỹ của Temu và Shein phần lớn đã tránh được việc phải trả thuế nhờ vào quy định miễn trừ đối với các lô hàng có giá trị dưới 800 USD. Quy định này, được gọi là “ngoại lệ de minimis" sẽ hết hiệu lực vào ngày 2/5, theo một sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt bút ký hồi đầu tháng 4.

Kể từ tháng 5/2025, các doanh nghiệp sẽ phải trả mức thuế 120% hoặc một khoản phí cố định 100 USD cho mỗi kiện hàng gửi qua bưu điện. Đến ngày 1/6, mức phí cố định này sẽ tăng lên 200 USD.

Đó là chưa kể đến mức thuế đối ứng 145% mà chính phủ Mỹ “giáng” lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các quan chức từ Mỹ và Trung Quốc đều bày tỏ sự sẵn sàng đàm phán về thuế quan và các vấn đề thương mại khác, nhưng cả hai nước dường như vẫn còn quan điểm mâu thuẫn về vấn đề này.

Cụ thể, Tổng thống Donald Trump vào cuối ngày 23/4 nói rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tích cực thảo luận về các vấn đề thương mại. Một ngày sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jaikun đã bác bỏ lời nói của ông Trump. Ông Guo khẳng định họ chưa hề thảo luận về thuế quan.

Ngay sau đó, ông Trump một lần nữa tái khẳng định quan điểm của mình, nói với phóng viên rằng đại diện hai nước đã gặp nhau gần đây nhất là vào sáng 24/4. Khi được yêu cầu xác định các đại diện liên quan, ông Trump từ chối trả lời.

Đến 25/4, phía Trung Quốc phản bác lại và phủ nhận thông tin hai bên đã tổ chức các cuộc thảo luận thương mại. “Mỹ không nên khiến công chúng hiểu lầm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Theo một nghiên cứu của các nhà kinh tế từ UCLA và Yale công bố hồi tháng 2 cho thấy việc chấm dứt quy định miễn trừ “ngoại lệ de minimis" vào tháng 5 sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến các hộ gia đình có thu nhập thấp. Bởi lẽ, 48% số kiện hàng thuộc diện miễn thuế “de minimis" được gửi đến các khu vực nghèo nhất, trong khi chỉ 22% là gửi đến các khu vực giàu nhất ở Mỹ.

Xem thêm

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…