Bị tố phân biệt chủng tộc, H&M đóng toàn bộ cửa hàng ở Nam Phi

Dù lập tức xin lỗi sau khi hình ảnh quảng cáo bị chỉ trích mang tính phân biệt chủng tộc, mọi việc dường như vẫn chưa êm thấm với H&M.
Bị tố phân biệt chủng tộc, H&M đóng toàn bộ cửa hàng ở Nam Phi

Toàn bộ cửa hàng của thương hiệu thời trang H&M tại Nam Phi đã phải đóng cửa hôm 13/1, bởi làn sóng người biểu tình đổ đến đập phá.

Theo truyền thông địa phương, đây là động thái phản ứng của nhiều người tại Nam Phi trước hình ảnh quảng cáo mẫu nhí da đen mặc áo hoodie in dòng chữ "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" (coolest monkey in the jungle).

Hình ảnh quảng cáo này bị cho là mang tính phân biệt chủng tộc, xuất hiện trên trang bán hàng ở Anh của H&M tuần trước.

Một số người dùng mạng xã hội tại đây chia sẻ hình ảnh những người biểu tình đập phá và ném quần áo trên kệ hàng của H&M xuống đất. Nhiều hình ảnh cho thấy hàng hóa bị chất trong đống lộn xộn và thiết bị an ninh bị phá hoại.

Trong một thông cáo, H&M cho biết "nhận thức rõ những sự việc xảy ra tại một số cửa hàng tại Nam Phi và đã tạm thời đóng cửa tất cả điểm bán tại quốc gia này".

Theo thông tin trên website, H&M hiện có 17 cửa hàng tại Nam Phi.

"Không có nhân viên hay khách hàng nào của chúng tôi bị thương", H&M cho biết trong thông cáo. "Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình sát sao và sẽ mở cửa trở lại khi mọi thứ đã an toàn".

Hình ảnh quảng cáo bị chỉ trích của H&M

Trước đó, hình ảnh quảng cáo "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" của H&M đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội, buộc hãng này lập tức lên tiếng xin lỗi và gỡ khỏi website.

Chúng tôi xin lỗi nếu bất kỳ ai cảm thấy xúc phạm bởi hình ảnh này, H&M nói đồng thời cho biết "sẽ điều tra nguyên nhân để tránh lặp lại sai lầm này trong tương lai".

Sau vụ việc tại Nam Phi, hãng thời trang Thụy Điển tiếp tục phát đi thông cáo với lời lẽ quyết liệt hơn.

"Chúng tôi tin rằng hành vi phân biệt chủng tộc hay định kiến chủng tộc dưới bất kỳ hình thức nào, dù vô hình hay hữu ý, đều không thể chấp nhận được", thông cáo hôm 13/1 của H&M nói. "Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng những nhân viên cửa hàng tuyệt vời của H&M không có liên quan gì tới những hình ảnh hay sản phẩm bị chỉ trích của chúng tôi".

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...