Bộ trưởng Y tế Đức: Các nước đang phải “tranh giành” để mua khẩu trang Trung Quốc

Các đơn vị phụ trách nhập khẩu khẩu trang của nhiều quốc gia đang phải “chiến đấu” để có thể tiếp cận với nguồn cung thiết bị y tế tại Trung Quốc, Bộ trưởng Y tế Đức tiết lộ.
Bộ trưởng Y tế Đức: Các nước đang phải “tranh giành” để mua khẩu trang Trung Quốc

Trong một bài phỏng vấn với báo giới, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết, nhiều quốc gia đang phải “tranh nhau” để tiếp cận với nguồn cung thiết bị y tế từ Trung Quốc, như khẩu trang - một vật dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Spahn đã trả lời thêm một số câu hỏi về tin đồn các lô hàng khẩu trang dành cho các nước châu Âu đã bị quan chức Hoa Kỳ mua lại, và thậm chí những chiếc máy bay vận chuyển hàng hoá đang sẵn sàng khởi hành trên đường băng…

“Bạn nghe câu chuyện về những con người phải ‘tranh giành’ - theo nghĩa chân thực nhất - để có được những chiếc khẩu trang từ Trung Quốc,” Bộ trường chia sẻ trong một chuyến thăm tới công ty hậu cần đang làm việc cho chính phủ Đức. “Đó không phải là sự phát triển tốt, nhưng phản ánh một nhu cầu tăng cao.” 

Bộ trường Spahn nói thêm, cho biết châu Âu hiện đang ở một vị trí mạnh mẽ để có thể sản xuất thêm nhiều thiết bị bảo vệ cần thiết, ngay cả khi đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế về sản lượng từ các nhà cung cấp lớn của Trung Quốc. 

“Trước đây, chúng tôi sản xuất khẩu trang ở quy mô nhỏ tại Đức, nhưng chúng tôi lại chế tạo ra những cỗ máy để chế tạo khẩu trang.”

“Và rất nhiều nguyên vật liệu (như lông cừu) sử dụng để làm khẩu trang vải được nhập khẩu từ châu Âu và Đức. Vì vậy, nếu máy móc và cả nguyên vật liệu đều đến từ châu Âu và Đức, chúng ta sẽ sớm thể sản xuất lại ở châu Âu.”

Tại Đức, cho đến nay, các biện pháp phong toả nghiêm ngặt và xét nghiệm mở rộng đã mang đến thành công trong việc làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh, với thống kê cho thấy mỗi bệnh nhân chỉ lây lan cho 1 người trong những ngày gần đây. 

“Cuộc khủng hoảng này không phải là một cuộc chạy nước rút mà là một cuộc đua đường dài,” Bộ trường Spahn nói, cảnh báo công chúng không nên vội vã mong đợi sự nới lỏng các hạn chế. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...