Brooks Brothers nộp đơn phá sản, đàm phán "bán mình" cho SPARC

Brooks Brothers đã đồng ý ký kết một thoả thuận mua bán trị giá 305 triệu USD với nhà bán lẻ SPARC.
Brooks Brothers nộp đơn phá sản, đàm phán "bán mình" cho SPARC

Hãng thời trang mang tính biểu tượng 200 năm của Ý, Brooks Brothers đã nộp đơn xin phá sản vào đầu tháng này, cùng chung số phận với hàng loạt các nhà bán lẻ Mỹ phải “chịu thua” trước đại dịch Covid-19. 

Tuy nhiên, vào thứ Năm (23/7), đại diện Brooks Brothers đã tiết lộ cho biết công ty đã ký một hợp đồng M&A trị giá 305 triệu USD với nhà bán lẻ SPARC Group LLC - trong một động thái để có thể bảo tồn và duy trì thương hiệu cùng 125 cửa hàng trên khắp thế giới. 

Theo các điều khoản thoả thuận, SPARC - thuộc sở hữu của công ty quản lý thương hiệu Authentic Brand Group - dự kiến sẽ mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh toàn cầu của Brooks Brothers. 

Thoả thuận hiện đang chờ đợi sự phê duyệt của Toà án. Phiên toà xét duyệt hồ sơ dự thầu đã được ấn định vào ngày 3/8 sắp tới. Brooks Brothers cũng cho biết, phiên điều trần về việc bán tài sản cuối cùng sẽ diễn ra vào 11/8. 

Thuộc sở hữu của tỷ phú người Ý Claudio Del Vecchio, Brooks Brothers là một trong những thương hiệu tiên phong trong kiểu áo cài nút Polo vào năm 1986 và tự hào là thương hiệu yêu thích của hơn 40 tổng thống Hoa Kỳ bao gồm John F. Kennedy và Barack Obama. 

Với hướng đi tập trung vào các sản phẩm thời trang mang tính lịch sự và nghiêm túc, công ty vốn đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm gần đây khi phố Wall và vô số môi trường công sở khác trên thế giới đã nới lỏng quy định trang phục cho nhân viên, cho phép họ chọn trang phục giản dị hơn khi đi làm. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…