Các CEO toàn cầu lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới 2017

Các lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan về kinh tế toàn cầu và triển vọng ngắn hạn của công ty, nhưng vẫn lo lắng về tình hình chính trị.
Các CEO toàn cầu lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới 2017

Khảo sát của PwC với gần 1.400 CEO thế giới cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp tự tin hơn về kinh tế và triển vọng ngắn hạn của công ty, dù vẫn lo lắng về tình hình chính trị.

"Theo khảo sát của PwC, được công bố cùng thời điểm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2017 khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ), 29% CEO dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ khá hơn. Năm ngoái, chỉ 27% có ý kiến lạc quan.

Khảo sát cũng cho thấy khoảng 38% CEO tự tin tăng trưởng doanh thu sẽ cao hơn trong năm tới, tăng so với 35% trong khảo sát năm ngoái.

Các mối quan ngại hiện đang nghiêng về chính trị hơn là kinh tế. Tuy vậy, trên toàn cầu, hơn nửa CEO tham gia khảo sát cũng có kế hoạch tăng nhân sự. Tỷ lệ này cao hơn so với năm ngoái. Dù vậy, nếu so với năm 2014 và 2015, độ tự tin của các CEO vẫn thấp hơn.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giữ nguyên dự báo về tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,4% năm 2017 và 3,6% năm 2018. Tốc độ này vẫn cao hơn so với con số 3,1% năm ngoái.

Một nguyên nhân khác khiến niềm tin trong ngắn hạn tăng lên là sự phục hồi của môi trường kinh doanh tại Anh sau cuộc bỏ phiếu rời EU năm ngoái (Brexit). Bảng Anh đã mất giá 19% so với USD, tạo ra lực đẩy cho các ngành công nghiệp trong nước, khi hàng nhập khẩu đắt lên và xuất khẩu rẻ đi.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...