CEO DigiCity Hà Hồng Hạnh: Chúng tôi đang tìm cách “biến nguy thành cơ” trước đại dịch Covid-19

“Cũng giống như đa số DN khác, hoạt động kinh doanh của DigiCity chúng tôi đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19".

Tuy nhiên chúng tôi đang tìm cách “biến nguy thành cơ” và luôn xác định, chìa khoá để DigiCity tồn tại trong bối cảnh này là đề cao việc kinh doanh bằng cả trái tim, phục vụ khách hàng một cách tận tâm và chu đáo nhất”.

Bà Hà Hồng Hạnh - Giám đốc Kinh doanh Cty CP DigiCity Việt Nam
Bà Hà Hồng Hạnh - Giám đốc Kinh doanh Cty CP DigiCity Việt Nam

Đó là một trong những chia sẻ của bà Hà Hồng Hạnh - Giám đốc Kinh doanh Cty CP DigiCity Việt Nam, khi trao đổi với Thương Gia về chiến lược “vượt khó” trước đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức khó lường như hiện nay.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam. Là một DN kinh doanh về điện tử điện lạnh, bà có thể cho biết sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với DN mình trong thời gian qua?

Dù có nền móng hơn 16 năm kinh nghiệm, cũng đã từng trải qua nhiều thăng trầm của các giai đoạn khủng hoảng chung trong những năm qua, tuy nhiên khi đối mặt với dịch bệnh toàn cầu lần này, DigiCity không tránh khỏi ảnh hưởng khi doanh thu bị sụt giảm.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện máy cùng chuỗi cửa hàng kết hợp bán hàng online của chúng tôi vẫn kinh doanh khá ổn định với doanh thu tốt. Tuy nhiên, sau khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, nhất là sau khi Hà Nội công bố có một số ca nhiễm mới, lượng khách hàng đến trực tiếp để xem và mua sản phẩm giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

 Doanh thu từ khách hàng mua hàng trực tiếp giảm, nhưng may là xu hướng mua hàng qua online lại tăng so với trước, điều này giúp DN không bị thiệt hại nặng hay nguy cơ đóng cửa như nhiều doanh nghiệp bán hàng truyền thống khác.

Mặc dù vậy thị trường vẫn rất ảm đạm, việc duy trì mặt bằng với giá thuê và các chi phí cố định cao là điều trăn trở của DN. Do đó nếu như dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài, chúng tôi phải thực hiện các kịch bản khác.

Thiệt hại của DN là điều đã thấy rõ. Vậy bà có đề xuất gì đối với các cấp, ngành về cơ chế hỗ trợ kịp thời và thiết thực cho DN trong giai đoạn khó khăn này?

Với thiệt hại trực diện vào doanh thu, lượng khách đến trực tiếp giảm mạnh, do đó tôi mong được Chính phủ hỗ trợ DN bán lẻ như chúng tôi về chi phí thuê mặt bằng, các chi phí cố định từ bên thứ 3 như điện, điện thoại, internet, thuế…. Với các hãng cung cấp, chúng tôi mong muốn họ điều chỉnh giá bán cho phù hợp, ổn định để chúng tôi có thể tồn tại trong giai đoạn khó khăn này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong các cơ quan truyền thông có thể giúp DN truyền tải thông điệp về những lợi ích của việc mua hàng online. Việc mua hàng online sẽ giúp người tiêu dùng không mất thời gian tới tận nơi để mua, hạn chế phải đi ra đường, tiếp xúc với nhiều người lạ hoặc nguồn bệnh mà vẫn được phục vụ chu đáo, tận tâm, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hàng.

 Ngoài các đề xuất trên chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quản lý thị trường giữ được sự bình ổn. Đảng, Chính phủ cùng toàn dân quyết liệt chấm dứt dịch bệnh nhanh nhất và có nhiều chính sách linh hoạt lúc này để sớm ổn định nền kinh tế, giảm thiểu sự thất nghiệp cũng như giảm thiểu phá sản hàng loạt một cách thấp nhất.

Song song với đề xuất các cấp các ngành hỗ trợ thì hiện tại, DigiCity đã lên phương án để đối mặt với khó khăn và tìm hướng đi sắp tới để “tự cứu mình” chưa, thưa bà?

Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, đơn vị chúng tôi đã họp bàn và đưa ra nhiều kịch bản với các phương án, thậm chí chuẩn bị cả những kịch bản xấu nhất. Trong lúc khó khăn này, DN xác định sẽ tối ưu hoá các chi phí, chuyển đổi mô hình kinh doanh như đẩy mạnh bán hàng online và dịch vụ giao hàng, lắp đặt tại nhà. Chúng tôi cũng đã xử lý tồn kho để giải quyết nguồn vốn, tập trung vào các sản phẩm chiến lược đang được quan tâm như máy lọc không khí, tủ đông, máy sấy, các thiết bị giải trí tại nhà...

Đặc biệt trong lúc "nước sôi lửa bỏng", tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nội bộ DN, các thành viên trong công ty xem nhau như người trong một gia đình là cách "tự cứu" mình thiết thực nhất. “Nhân hoà” mới vượt qua được mọi khó khăn. Mỗi một cá nhân, kể cả kỹ thuật hay kế toán, đều là nhân viên kinh doanh - đại sứ truyền thông cùng công ty vượt khó.

Bà có bình luận gì về quan điểm, sự cố này cũng chính là cơ hội để các DN nhìn lại hướng đi của mình?

Tôi cho rằng quan điểm này hoàn toàn hợp lý. Qua sự cố này, chính DN chúng tôi cũng nhìn lại hướng đi, kế hoạch hành động để "biến nguy thành cơ". Luôn chịu khó tìm hiểu, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, thấu hiểu khách hàng và thị trường là cách giúp DigiCity tồn tại được trong giai đoạn khủng hoảng.

Đây cũng là cơ hội để DN thêm một lần nữa nhìn lại một cách toàn diện về điểm mạnh, điểm yếu, các thách thức, các cơ hội sinh tồn và trở mình. Chúng tôi cũng xác định, điều quan trọng nhất và là chìa khoá để DigiCity tồn tại trong thời điểm này đó là, phải kinh doanh bằng cả trái tim và phục vụ khách hàng một cách tận tâm nhất.

Xin cảm ơn bà và chúc cho DN của bà sẽ “tự cứu mình” thành công!

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…