Chứng khoán châu Á “đón” hy vọng trong thời điểm thoả thuận Mỹ-Trung diễn biến tích cực

Chứng khoán châu Á có dấu hiệu tích cực vào sáng thứ Hai (11/11) sau khi TT Hoa Kỳ Donald Trump cho biết cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra theo một chiều hướng tốt đẹp.
Chứng khoán châu Á “đón” hy vọng trong thời điểm thoả thuận Mỹ-Trung diễn biến tích cực

Nikkei .N225 của Nhật bản tăng 0,2% - gần với mức cao nhất trong 13 tháng trở lại đây. Chứng khoán Úc tăng 0,5% lên mức cao nhất trong hai tuần; KOSPI, KS11 của Hàn Quốc giảm 0,2%. 

Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản MIAPJ0000PUS tăng 0,05% - đạt được sự vững chắc ở mức 534.63 - cao nhất trong 6 tháng gần đây. 

TT Donald Trump đã nói với các phóng viên vào cuối tuần rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra chậm hơn so với mong muốn của ông, nhưng cho biết Bắc Kinh muốn có một thoả thuận nhiều hơn là Washington. 

Đây được coi là một “giai điệu” lạc quan hơn so với chỉ vài ngày trước đó khi TT Trump nhấn mạnh rằng Nhà Trắng sẽ không đồng ý rút lại toàn bộ thuế quan bổ sung hiện tại, một lời nói đã có tác động mạnh mẽ vào giá cổ phiếu và đồng USD. 

Nhà kinh tế học của Betashares, Úc David Bassan bình luận: “Mặc cho câu nói ’Trung Quốc muốn thoả thuận nhiều hơn tôi’ liên tục được TT Donald Trump lặp lại, thị trường vẫn có thể cảm thấy rằng Hoa Kỳ mong muốn một thoả thuận ‘ngừng chiến’ để ngăn chặn những rủi ro kinh tế đang dần tác động tới Hoa Kỳ vào 2020 - năm diễn ra bầu cử tổng thống.” 

Sự lạc quan đã quay trở lại phố Wall sau khi đóng cửa vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng Washington cần một thoả thuận và đó cũng sẽ là lợi ích lớn cho kinh tế Trung Quốc. Tất cả ba chỉ số chính của Hoa Kỳ đều đạt mức cao kỷ lục. Dow .DJI có dấu hiệu tăng, S&P 500 .SPX lên 0,3% và Nasdaq Composite .IXIC tăng 0,5%. 

“Điểm tập trung của tuần này vẫn sẽ là thoả thuận thương mại Mỹ-Trung,” ông David Bassan chia sẻ. “Vẫn còn đâu đó lo ngại về thất bại trong đàm phán một lần nữa.”

Các nhà phân tích cũng cho biết triển vọng của chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ vì một hiệp định thương mại hai nước sẽ giúp thúc đẩy các ngành sản xuất và công nghiệp. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?