Trung Quốc muốn đàm phán thêm trước khi ký thoả thuận thương mại với Hoa Kỳ

Trung Quốc muốn tổ chức thêm nhiều cuộc đàm phán trong tháng này để thảo luận chi tiết về thoả thuận thương mại giai đoạn một do TT Donald Trump đưa ra.
Trung Quốc muốn đàm phán thêm trước khi ký thoả thuận thương mại với Hoa Kỳ

Bắc Kinh có thể sẽ cử một phái đoàn do Phó Thủ tướng Liu He, nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc, để hoàn tất một thoả thuận bằng văn bản có thể được ký bởi hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào tháng tới tại Chile. Theo một số nguồn tin quen thuộc với vấn đề, Trung Quốc muốn TT Trump loại bỏ kế hoạch tăng thuế tháng 12, cùng với dự định tăng trong tuần này.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ Trung Quốc hiện vẫn đang có những cái nhìn khác nhau. TT Trump chia sẻ “chúng tôi gần như đã có được thoả thuận, sẽ được đưa vào văn bản” và hàm ý sẽ mất một thời gian ngắn để thảo luận thêm. Ngược lại, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ đơn thuần nói rằng, hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể và đã cùng đồng ý hợp tác theo hướng đi tới một thoả thuận cuối cùng. Hãng tin Tân Hoa Xã cũng không đề cập đến bất cứ một thoả thuận cụ thể nào.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai (14/1) trên kênh truyền hình CNBC, cho biết ông hy vọng các quan chức song phương sẽ làm việc trong những tuần tới để có được giai đoạn đầu tiên sẵn sàng cho việc ký kết. Nếu điều đó không diễn ra, thuế nhập khẩu mới của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm Trung Quốc sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 15/12.

Bộ thương mại Trung Quốc không trả lời ngay lập tức cho yêu cầu bình luận về các cuộc đàm phán tiếp theo. Ông Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ, đã nhắc lại rằng hai bên đã đạt được tiến bộ và ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ cùng làm việc với Trung Quốc để tìm được điểm chung.

Các nhà đầu tư đã phải vất vả để xác định liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có đạt được bước đột phá trong cuộc chiến kéo dài 18 tháng hay không. Những con số thương mại tháng 9 đã thể hiện sự tồi tệ hơn dự kiến - kéo theo áp lực ngày càng tăng đối với cả TT Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình để đạt được thoả thuận nhằm ngăn chặn sự sụt giảm đáng quan ngại của nền kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc ngày càng trở nên cảnh giác bới bất kỳ tuyên bố nào từ TT Hoa Kỳ Donald Trump. Sự tin tưởng giữa hai bên đã phải chịu “một cú sốc lớn” vào tháng 5 năm 2018, khi TT Trump đã “thẳng tay” dừng ngay thoả thuận cho Trung Quốc mua thêm năng lượng và hàng nông sản để thu hẹp thâm hụt thương mại. Thêm vào đó, TT Hoa Kỳ như “gieo thêm ngờ vực” vào tháng 8 mới đây khi ông tuyên bố các quan chức Trung Quốc đã gọi điện và yêu cầu bắt đầu quay lại đàm phán thương mại. Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, việc chấp nhận một thoả thuận mà cuối cùng cũng không loại bỏ hoàn toàn thuế quan trừng phạt là bất khả thi về mặt chính trị.

“Hoa Kỳ phải rút lại lời đe doạ về thuế quan tháng 12 nếu họ muốn ký được một thoả thuận trong hội nghị APEC,” ông Huo Jianguo, cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc chia sẻ. “Hoa Kỳ chắc chắn đã thể hiện một số cử chỉ thiện chí nhưng chúng ta không nên loại trừ khả năng bất kỳ thay đổi nào cả.”

Nguồn: Bloomberg

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…