Chứng khoán Quốc gia trở thành cổ đông lớn tại Nhựa Đồng Nai

Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc gia vừa trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) sau khi hoàn tất giao dịch mua 5 triệu cổ phiếu DNP.
Chứng khoán Quốc gia trở thành cổ đông lớn tại Nhựa Đồng Nai

Sau giao dịch, Chứng khoán Quốc gia nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Đồng Nai từ 1,53% lên 5,65% vốn, tương ứng xấp xỉ 6,2 triệu cổ phiếu.

Tạm tính theo giá chốt phiên giao dịch trở thành cổ đông lớn (ngày 28/12/2021), Chứng khoán Quốc gia chi khoảng 100 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phần Nhựa Đồng Nai.

Ông Hồ Anh Dũng, Tổng giám đốc Chứng khoán Quốc gia đang là Ủy viên HĐQT Nhựa Đồng Nai.

Về giao dịch cổ phiếu, từ tháng 6/2021, hàng loạt lãnh đạo tại Nhựa Đồng Nai đăng ký cũng như bán 637.200 cổ phiếu.

Cụ thể, ngày 21/6/2021, ông Ngô Đức Vũ, Phó Chủ tịch HĐQT hoàn tất bán 520.000 cổ phiếu DNP; ông Trịnh Kiên, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 83.700 cổ phiếu trước khi cổ đông Phan Thị Thanh Bình (vợ ông Trịnh Kiên) hoàn tất bán 33.500 cổ phiếu vào đầu tháng 12/2021.

Ngoài ra, cùng ngày 8/12/2021, đã có 2 cổ đông lớn thoái vốn tại công ty này gồm Công ty cổ phần Đầu tư VSD và Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thống Nhất.

Cụ thể, Đầu tư VSD bán gần 8,7 triệu cổ phiếu DNP và giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,88% vốn về 1,92% (tương đương 2,1 triệu cổ phần).

Trong khi đó, Đầu tư châu Á Thống Nhất bán gần 5,6 triệu cổ phiếu DNP và giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,03% vốn về 0,92% (tương đương 1 triệu cổ phần).

Dù vậy, Nhựa Đồng Nai có sự xuất hiện của 2 cổ đông lớn thay thế vị trí của Đầu tư châu Á Thống Nhất và Đầu tư VSD gồm Chứng khoán Quốc gia (như đã nêu trên) và ông Phạm Quốc Khánh sau khi mua 2,3 triệu cổ phần và nâng tỷ lệ nắm giữ từ 4,84% lên 6,96% (tương ứng gần 7,6 triệu cổ phần).

Nhựa Đồng Nai có trụ sở chính tại Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với vốn điều lệ 1.091 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống nhựa, phụ kiện PPR, PVC, HDPE và các sản phẩm bao bi HDPE.

Doanh nghiệp này có 4 công ty con trực tiếp cùng 21 công ty con gián tiếp và 9 công ty liên kết.

Xem thêm

Thị trường chứng khoán năm 2021 và những điều "chưa bao giờ"

Thị trường chứng khoán năm 2021 và những điều "chưa bao giờ"

Trong khi năm 2021 là một năm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề với GDP chưa đạt đến 3% nhưng thị trường chứng khoán lại ngược chiều xu thế lên đỉnh ngoạn mục cả về điểm số và thanh khoản, cùng với nhiều kỷ lục được thiết lập.

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...