Chứng khoán Việt sau 20 năm: Sự bứt phá và những rủi ro!

Sau 20 phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng rõ rệt về cả quy mô vốn hoá lẫn cơ sở hàng hoá, cơ cấu thị trường cũng ngày một hoàn thiện. Lẽ thường, thị trường càng phát triển thì song hành với nó cũng là mức rủi ro tương đương.
Chứng khoán Việt sau 20 năm: Sự bứt phá và những rủi ro!

Năm 2020, thị trường chứng khoán Việt đánh dấu tròn 20 ănm xây dựng và phát triển, trở thành "hàn thử biểu" của nền kinh tế đặc biệt sau công cuộc đổi mới và mở rộng hội nhập quốc tế. Hai thập kỷ qua, thị trường chứng khoán đã bám sát và phản ánh nhứng thăng trâm, biến động của nền kinh tế với nhiều sự kiện, dấu mốc và cả những biến cố...

Tăng về lượng

Ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) chính thức đi vào hoạt động với 2 DN niêm yết, vốn hoá thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Đến nay, thị trường đã có gần 750 DN, chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE và HNX. Ngoài ra, có gần 860 DN đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt hơn 4,5 triệu tỷ đồng, chiếm gần 80% GDP; vốn hoá thị trường trái phiếu chính phủ/trái phiếu DN cũng đạt hơn 20% GDP.

Từ thủa ban đầu, thị trường chỉ vỏn vẹn chỉ số Vn-Index, giờ đây có thêm các chỉ số mới như HNX-Index, UPCoM-Index, VN30, VN100, HNX30, VNMID, VNSML, VNXALL, VNX50, VNSI... bên cạnh một loạt chỉ số ngành để các quỹ và nhà đầu tư có thêm lựa chọn đánh giá và đầu tư.

Mới đây nhất, việc ra đời bộ ba chỉ số VN Diamond, VNFIN Lead và VNFIN Select được dự báo sẽ giúp dòng tiền từ các quỹ ETF (Exchange Traded Fund) đổ mạnh hơn nữa vào Việt Nam.

Ngoài sự tăng trưởng về quy mô, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán cũng ngày càng phong phú khi không chỉ có cổ phiếu, trái phiếu mà thời gian qua, một loạt sản phẩm đầu tư mới ra đời như: chứng quyền có bảo đảm (CW); chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

Sự phát triển này không chỉ hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường, mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa lựa chọn đầu tư lẫn phòng ngừa rủi ro, từ đó giúp tăng tính thanh khoản, níu giữ dòng tiền trong các giai đoạn thị trường cơ sở có những biến động tiêu cực.

“Còn nhớ ngày đầu tiên lên sàn ở phố Wall Việt Nam là đường Nguyễn Công Trứ với tâm trạng háo hức bao trùm vì sau nhiều ngày mong chờ Việt Nam đã có sàn chứng khoán. Lúc đầu có chút thất vọng vì lúc đó chỉ có 2 mã cổ phiếu là REE và SAM, sau đó là LAF, MAP. Tuy ít cổ phiếu là vậy nhưng muốn mua cũng không phải dễ”.

Sau nhiều năm phát triển, thị trường chứng khoán đến nay đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Không chỉ các DN được hưởng lợi mà ngay cả Chính phủ cũng có điều kiện gọi vốn với chi phí tối ưu.

Đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của các DN Nhà nước sau khi cổ phần hoá và niêm yết lên sàn, đóng góp vào nguồn thu ngân sách.

Tăng cả rủi ro

Cũng theo nhà đầu tư nói trên, cái thời điểm mới bắt đầu là những ngày vui không tả xiết khi cổ phiếu ngày nào cũng tăng trần, cứ thế trần và trần nối tiếp nhau. Nhiều nhà đầu tư còn sửng sốt khi đột nhiên giàu lên nhanh chóng. Lúc đó, nhà nhà chơi chứng khoán, người người đầu tư, các công cụ phân tích là quá xa lạ, những người đem kinh nghiệm đầu tư nước ngoài áp dụng vào chứng khoán Việt khi đó là thu, bởi đơn giản “không có cổ phiếu là không có đồng nào”.

Tuy nhiên, bữa tiệc nào rồi cũng tàn là khi cơ quan quản lý bắt đầu đưa ra nhiều quy định giới hạn việc mua bán cổ phiếu, chưa kể việc những nhà đầu tư trước đó “chốt lời” như một làn sóng cuốn trôi mọi thứ đưa tất cả trở về điểm xuất phát.

Thực tế, đồng hành cùng sự thăng hoa luôn là những rủi ro không báo trước. Tất nhiên, khi thị trường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng thì rủi ro cũng tỷ lệ thuận, trách nhiệm của thị trường với nền kinh tế cũng ngày càng nặng nề hơn.

Trong suốt gần 20 năm qua, không ít lần nhà đầu tư rơi vào “vực thẳm” hoảng loạn trước bảng điện tử đỏ xanh, thị trường lao dốc không phanh cuốn trôi hàng tỷ USD vốn hoá chỉ trong 1 phiên giao dịch.

Năm 2020, năm đánh dấu tuổi trưởng thành, thời điểm mà nhiều nhà đầu tư mong ngóng có một bước ngoặt tích cực. Thực tế, thị trường chứng khoán khởi đầu năm nay với nhiều dấu hiệu khả quan nhưng đó là thời điểm trước khi dịch COVID-19 lan rộng, bắt đầu từ 2 phiên cuối cùng của tháng 1.

Hệ quả của đại dịch này là thị trường chứng khoán giảm điểm sâu, thanh khoản suy giảm, đỉnh điểm là phiên 9/3 đã ghi nhận phiên giảm kỷ lục kể từ năm 2001 khi chỉ số Vn-Index mất tới 6,3%, HNX-Index cũng giảm 6,4%.

Theo nhận định của các chuyên gia, dịch bệnh nếu không được kiểm soát sớm sẽ đe dọa làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, cũng đương nhiên tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của nhiều DN. Đây là những khó khăn mới đang đặt ra với thị trường chứng khoán.

Bối cảnh mới, khó khăn mới là vậy, nhưng đến nay đường hướng triển khai các giải pháp điều hành, cũng như các sản phẩm, dịch vụ mới trong năm 2020 cho thị trường chứng khoán chưa có gì mới, khiến cho ý kiến từ thị trường thể hiện sự sốt ruột với thông điệp từ nhà quản lý.

Theo thông lệ những năm gần đây, sau Tết âm lịch, thậm chí có năm là trước Tết âm lịch, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức hội nghị triển khai công tác điều hành, quản lý thị trường cho năm mới. Tuy nhiên, năm nay, chưa có cuộc họp như vậy, mà lý do theo đại diện cơ quan này là vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, bối cảnh càng khó khăn, các thành viên càng trông chờ sự trao đổi thông tin từ nhà quản lý, nhiều vấn đề, câu hỏi đang chờ đợi được giải đáp.

Tuy nhiên, xưa nay chủ đề thất bại, mất tiền vốn vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, người ta luôn cố gắng tránh nói đến nó, nhưng đã đến lúc nhà đầu tư phải đối diện với nó để học cách vượt qua.

Học càng nhiều về cách mất tiền và càng biết nhiều con đường dẫn đến thất bại nhiều bao nhiêu thì càng dễ dàng tránh được nó đồng thời mở ra những con đường thành công.

Có thể bạn quan tâm