Chuyên gia y tế báo động về nguy cơ tái bùng phát Covid-19 vào mùa đông

Một số yếu tố thời tiết sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tốc độ lây nhiễm virus trong mùa đông.
Chuyên gia y tế báo động về nguy cơ tái bùng phát Covid-19 vào mùa đông

Các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo về khả năng tái bùng phát một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới trong mùa đông, bởi những lo ngại về việc các trường hợp nhiễm bệnh sẽ gia tăng ở Bắc bán cầu vào thời điểm chuyển mùa, cũng là khi các bệnh đường hô hấp có xu hướng phát triển nhanh chóng trong điều kiện thời tiết lạnh. 

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố được cân nhắc là việc mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian tụ tập trong nhà hơn vào mùa đông, trong những khu vực ít thông gió và ít không gian cá nhân hơn so với mùa hè. 

Các chuyên gia y tế cũng cho biết điều kiện thời tiết lạnh và khô của mùa đông cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lây truyền các bệnh cúm. 

Tiến sĩ Simon Clarke, phó giáo sư về vi sinh tế bào tại University of Reading chia sẻ vơí CNBC: “Việc cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nữa vào mùa đông không phải là một giả thuyết phi lí. Tuy hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào về việc đó, bởi chúng ta chưa trải qua một chu kỳ đầy năm của dịch bệnh, song, dựa trên những yếu tố đã được xác định, nguy cơ Covid-19 trở nên nguy hiểm hơn vào mùa đông là hoàn toàn có thể…”

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, WHO luôn ủng hộ mọi nỗ lực mở cửa xã hội, đồng thời mong muốn sớm thấy trẻ em được quay lại trường học và người lớn được quay lại làm việc. Tuy nhiên, “nếu các quốc gia thực sự nghiêm túc trong việc mở cửa nền kinh tế trở lại”, WHO nhấn mạnh rằng họ cũng cần phải nghiêm túc trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ người dân. “Mở cửa mà thiếu đi sự kiếm soát sẽ là công thức dẫn đến thảm hoạ”, WHO cảnh báo. 

Thay đổi thời tiết

Châu Âu đã ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới trong những tuần gần đây. Số ca nhiễm trong toàn khu vực đã tăng 5,6% lên tống số 4 triệu ca trong tuần cuối tháng 8, theo dữ liệu WHO tổng hợp. Những ca nhiễm mới đánh dấu mức tăng 6% so với tuần trước đó, và tăng 72% so với tuần đầu tháng 6. 

Catherine Smallwood, quan chức cấp cao của WHO châu Âu đã nêu lên một thực trạng đáng lo ngại về xu hướng gia tăng các ca nhiễm bệnh trong khu vực. “Mọi người đang đi du lịch nhiều hơn, họ đi làm trở lại, trường học cũng đã được mở cửa - tất cả đều là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.”

“Khi mùa cúm đang tới gần và những tháng mùa đông cuối năm, sẽ có thêm nhiều yếu tố khác tác động và làm gia tăng mức độ rủi ro. Chúng tôi mong muốn các quốc gia thực hiện đầy đủ các biện pháp chuẩn bị cho mùa đông…” 

Sự kết thúc của đại dịch “phụ thuộc vào chính chúng ta”

Trong cuộc họp ngắn với truyền thông, ông Hans Kluge, giám đốc WHO khu vực châu Âu nhận xét: “Phải nói rằng, chúng ta đã qua khoảng thời gian tháng 2 khi virus tấn công bất ngờ khiến mọi người đều mất cảnh giác. Đến nay, chúng ta đã biết cách để phần nào ứng phó với virus. Nhưng, tất nhiên, virus vẫn chưa thể biến mất.”

Ông Kluge cho biết WHO, cùng với Gavi - liên minh vắc xin toàn cầu - đang “không ngừng tăng tốc” trong việc sản xuất và phát triển vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằn việc sản xuất thành công và tung ra một loại vắc xin an toàn, hiệu quả sẽ không đánh dấu chấm hết cho đại dịch. 

“Sự kết thúc của đại dịch sẽ là ngày mà mỗi chúng ta biết chịu trách nhiệm cho bản thân và học cách bảo vệ mình trước virus. Điều đó phụ thuộc vào chúng ta - và ngày đó có thể là ngày mai,” ông Kluge nhấn mạnh.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…