Cổ đông ngành bảo hiểm chuẩn bị nhận “mưa” cổ tức

Cổ đông ngành bảo hiểm sắp nhận được cơn “mưa” cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu khi các doanh nghiệp bảo hiểm liên tục thông báo chốt quyền chi trả cổ tức...

Cổ đông ngành bảo hiểm chuẩn bị nhận “mưa” cổ tức

Loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm thông báo chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Trong số này, mức trả cao nhất là 32% và thấp nhất là 4,5%.

Gần đây nhất, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC – mã chứng khoán: BIC) cho biết, ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức tiền mặt năm 2023 là ngày 16/9.

Tỷ lệ thực hiện là 15%, tức cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận được 1.500 đồng. Thời gian thanh toán là vào ngày 4/10. Dự kiến số tiền mà BIC dùng để chia cổ tức tiền mặt là gần 176 tỷ đồng. Sau khi trả cổ tức, số lợi nhuận còn lại chưa phân phối đạt gần 69 tỷ đồng.

Được biết, Bảo hiểm BIC là công ty con của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán: BID). Tính đến cuối quý 1/2024, tỷ lệ sở hữu của BIDV tại Bảo hiểm BIC là 51%. Như vậy, trong đợt chi trả cổ tức lần này, ngân hàng BIDV dự kiến thu về gần 90 tỷ đồng.

Tương tự, Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Hà Nội (Hanoi Re - mã chứng khoán: PRE) cũng sắp chi trả cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2023. Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức là 1/8. Tỷ lệ chi trả là 4,5%, tương ứng cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu được nhận 450 đồng. Cổ đông sẽ được thanh toán vào ngày 26/8. Ước tính, số tiền Hanoi Re sẽ bỏ ra để chia cổ tức là gần 47 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 12/2023, công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 tỷ lệ 11,5%. Tổng cộng, cổ tức cho cả năm 2023 của Hanoi Re là 16%. Theo tìm hiểu, Hanoi Re là công ty con của Công ty Cổ phần PVI ( Bảo hiểm PVI - mã chứng khoán: PVI). PVI hiện nắm giữ 81,09% vốn điều lệ của Hanoi Re. Như vậy, PVI sẽ nhận được 38 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này.

Trong khi đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa qua, Bảo hiểm PVI đã thông qua kế hoạch chi gần 750 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tương ứng với tỷ lệ 32%. Tỷ lệ trả cổ tức này cao hơn so với mức dự kiến 28,5% từng được thông qua vào năm ngoái.

Đây là năm thứ 9 liên tiếp PVI trả cổ tức bằng tiền ở mức 20% trở lên và là mức chi trả cổ tức cao thứ hai trong lịch sử của công ty kể từ khi thành lập. Năm 2021, PVI từng trả cổ tức với tỷ lệ 33%.

Vừa qua, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC – mã chứng khoán: ABI) cũng đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức theo tỷ lệ 20%, với 10% tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Theo đó, ABIC sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt lần 1 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng), tổng số tiền dự kiến dành để chia cổ tức là 71 tỷ đồng. Phần cổ tức còn lại, dự kiến cũng là 10%, sẽ được Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông tiếp tục chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc Đại hội thường niên năm 2024.

Một doanh nghiệp bảo hiểm khác là Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) vừa có thông báo sẽ dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền, tương đương tỷ lệ 10,04% trên mệnh giá cổ phiếu.

Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng đã thông qua phương án chia cổ tức 10% bằng tiền từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2023. Theo đó, MIC dự kiến chi khoảng hơn 172 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông.

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu bảo hiểm từ đầu năm đến nay đã có những tín hiệu tích cực khi nhiều mã tăng mạnh. Có thể kể đến như cổ phiếu BIC (tăng 44%); BVH (tăng 20%); ABI (tăng 8%); PVI (27%)…

Theo kết quả khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp bảo hiểm của Vietnam Report trong giai đoạn tháng 5-6 vừa qua cho thấy, 45,5% doanh nghiệp kỳ vọng ngành bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5-10% trong năm 2024

Theo các doanh nghiệp, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm trên GDP tại Việt Nam hiện ở 2,3-2,8%, thấp hơn mức trung bình 3,35% của khối ASEAN, 5,37% của châu Á và 6,3% của thế giới. Nguyên nhân do nhận thức về bảo hiểm của người dân chưa cao, thu nhập trung bình còn thấp so với các nước phát triển. Song, điều này cũng cho thấy thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển.

Vietnam Report đánh giá khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023 sẽ vẫn ảnh hưởng tới thị trường năm nay do uy tín thương hiệu bảo hiểm giảm sút, khách hàng mất niềm tin, thận trọng hơn khi tham gia bảo hiểm.

Chưa kể, cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn khi số lượng công ty tham gia thị trường không ngừng tăng, gồm cả trong nước và quốc tế.

Năm ngoái, kênh bán hàng chủ lực của ngành bảo hiểm, bán chéo qua ngân hàng (bancassurance) gặp nhiều thông tin tiêu cực, dẫn đến sụt giảm doanh thu lần đầu tiên sau một thập kỷ tăng trưởng ổn định. Cùng đó, biến động kinh tế toàn cầu, bất ổn tài chính khiến họ phải đối diện với nhiều khiếu nại bồi thường hơn.

Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm giảm 8,3% so với năm trước. Trong đó, mảng nhân thọ sụt tới 12,5%; phi nhân thọ tăng khiêm tốn 2,4%. Đây là năm đầu tiên trong 20 năm phát triển, bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tăng trưởng âm.

Cùng đó, tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trung bình ở thị trường Việt Nam sau năm thứ nhất vào khoảng 20-30%. Với kênh bancassurance, tỷ lệ này lên đến 73%. "Đây là con số rất đáng báo động", Vietnam Report đánh giá, thêm rằng việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững của thị trường.

Xem thêm

Hưng Thịnh Incons lại “khất” cổ tức năm 2021

Hưng Thịnh Incons lại “khất” cổ tức năm 2021

Hưng Thịnh Incons cho biết đang rà soát lại tình hình hoạt động nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công ty điều chỉnh thời gian thực hiện thanh toán cổ tức sang ngày 1/7/2025, thay vì ngày 1/7/2024 như thông báo trước đó...

Có thể bạn quan tâm

Soi kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán trong quý 3/2024

Soi kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán trong quý 3/2024

Nhiều doanh nghiệp chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, mang đến một bức tranh đa sắc với nhiều cảm xúc trái chiều. Trong khi nhiều công ty ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, thì cũng có những đơn vị đối mặt với khó khăn, tạo nên sự phân hoá rõ rệt trong ngành...

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

BSC cho rằng triển vọng tăng trưởng năm tới vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu khi nhiều ngân hàng đang được định giá thấp hơn so với lịch sử. Nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu ngân hàng cho chiến lược trung và dài hạn, ngay cả khi tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn chưa có đột phá...

Cân nhắc tăng tỷ trọng những cổ phiếu có dấu hiệu đảo chiều tăng

Cân nhắc tăng tỷ trọng những cổ phiếu có dấu hiệu đảo chiều tăng

Nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì và cân nhắc gia tăng tỷ trọng đối với những cổ phiếu đã có dấu hiệu đảo chiều tăng giá sau khi tạo đáy ngắn hạn thành công hoặc đang có tín hiệu bước vào nhịp tăng mới, trong đó đáng chú ý là các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Điểm chung của các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thấp, chỉ ngang mức giá của một cốc trà đá là kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc có vi phạm trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu thuộc diện cảnh báo hay thậm chí bị kiểm soát...

Dow Jones lập đỉnh mới, giá dầu hạ

Dow Jones lập đỉnh mới, giá dầu hạ

Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đồng loạt tăng điểm trong phiên, được thúc đẩy bởi kết quả tích cực của nhóm tài chính và cổ phiếu vốn hoá nhỏ…

Tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc

Tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc

Thị trường có khả năng sẽ tiếp tục đi ngang biên độ hẹp với mức hỗ trợ ngắn hạn 1.278 điểm, 1.268 điểm. Nhà đầu tư thận trọng quan sát quá trình cân bằng này, đồng thời tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ