Cổ phiếu lớn giảm hàng loạt, Vn-Index mất hơn 40 điểm

Tính đến thời điểm 10h20' ngày 9/3, chỉ số Vn-Index đang ở mức 848,92 điểm, giảm 42,52 điểm so với phiên cuối tuần trước, sắc đỏ bao trùm tại các cổ phiếu vốn hoá lớn, có mã thậm chí còn giảm sàn.
Cổ phiếu lớn giảm hàng loạt, Vn-Index mất hơn 40 điểm

Diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường tài chính thế giới. Chỉ số Dow Jones future giảm hơn 1.200 điểm (-4,9%), các chỉ số chưng khoán Châu Á như Nikkei 225, Kospi, S&P/APX 200…cũng đều giảm sâu từ 4-5%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ khi các chỉ số đều giảm sâu ngay từ những phút mở cửa. Hàng loạt cổ phiếu trong VN30 đều giảm sâu, thậm chí nhiều mã giảm sàn "trắng bên mua".

Tính đến thời điểm hiện tại, trong nhóm VN30 chỉ có 1 mã giao dịch trong sắc xanh là MSN khi đảo chiều thành công từ sắc đỏ đầu phiên lên 56.800 đồng/cp (tăng 4,4%). Lý giải nguyên nhân pha ngược chiều của MSN có ý kiến cho rằng, một số nhà đầu tư đang có kỳ vọng thói quen tích trữ mỳ sẽ giúp Masan được hưởng lợi trong thời gian tới.

Trong khi đó, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột khác đang gặp áp lực bán tháo khiến thị giá lao dốc, thậm chí PLX, ROS, GAS... bị kéo xuống mức giá sàn.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngành dược đang đi ngược thị trường, trong đó, DNM tăng 8,1%, CDP tăng 5,9%, LDP tăng 4,3%, SPM tăng 3,5%, DVN tăng 3,4%.

Thực tế, dù phiên cuối tuần trước 6/3, đà giảm được thu hẹp đáng kể về cuối phiên giúp thị trường chỉ còn điều chỉnh nhẹ và thị trường đã tìm lại đà hồi phục sau 3 tuần điều chỉnh liên tiếp, nhưng diễn biến phức tạp của dịch virus Covid-19 khi Hà Nội đón ca nhiễm đầu tiên khiến giới đầu tư trở nên lo ngại hơn. Đây cũng là nhân tố chính khiến các chuyên gia chứng khoán có góc nhìn không mấy tích cực vào diễn biến thị trường trong tuần mới.

Theo nhận định của ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư, CTCK VNDIRECT, ca nhiễm mới tại Hà Nội cũng tạo ra tâm lý tiêu cực khó lường cho thị trường trong tuần tới. Rất khó để kỳ vọng về sự hồi phục mạnh mẽ nào diễn ra lúc này và thị trường chỉ cần không giảm sâu để đi ngang trong biên độ hẹp với sự phân hóa được duy trì đã là kịch bản tích cực nhất lúc này.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch không mấy tích cực khi trạng thái bán ròng vẫn tiếp diễn. Trong tuần đầu tiên của tháng 3, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng, với giá giá lên tới gần 1.500 tỷ đồng, tăng 45% so với tuần cuối cùng của tháng 3.

Xem thêm

Chứng khoán tháng 3 sẽ ra sao?

Chứng khoán tháng 3 sẽ ra sao?

Chứng khoán VDSC cho rằng, rủi ro vẫn còn nhưng chỉ số Vn-Index sẽ ít biến động mạnh trong tháng 3 vì thị trường đã phần nào phản ánh tác động của Covid-19 và sự hỗ trợ từ Chính phủ các nước đã giúp nhà đầu tư điểm tĩnh lại.

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...