Doanh thu quý 4 của công ty cũng đã tăng gần gấp đôi, lần đầu tiên đạt mức 12 tỷ USD và làm lu mờ đi kết quả hoạt động kém hơn dự đoán tại thị trường Trung Quốc - một trong những thị trường đã có tiềm năng phát triển nhanh chóng.
Nhà phân tích Cristina Fernandez của Telsey Advisory cho biết: “Động lực mạnh mẽ của thương hiệu Nike trên toàn cầu đã bù đắp cho áp lực ở Trung Quốc và những hạn chế trong chuỗi cung ứng.”
Với các chương trình tiêm chủng mở rộng và nới lỏng hạn chế ở châu Âu và Hoa Kỳ đã khuyến khích người dân có thể đi mua sắm thoải mái, đặc biệt là đối với các mặt hàng đắt tiền, bao gồm cả giày thể thao.
Những yếu tố đó đã giúp Nike bù đắp được doanh thu yếu kém ở Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng bởi những lời kêu gọi tẩy chay các thương hiệu toàn cầu vì một số bình luận xung quanh vấn đề lao động ở Tân Cương. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn lạc quan về sự phục hồi nhu cầu nhanh chóng ở quốc gia tỷ dân khi các CEO khu vực lưu ý rằng xu hướng bán hàng tại Trung Quốc trong tháng 6 đã đạt mức năm 2020.
"Chúng tôi tự tin về những gì mình đang thấy được ở Trung Quốc … Nike đã có mặt ở Trung Quốc hơn 40 năm... Và hôm nay, chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó", giám đốc điều hành Nike John Donahoe cho biết.
Cổ phiếu của Nike được giao dịch ở mức 152,10 USD/cp, sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 154,18 USD/cp. Bước nhảy vọt này cũng đã giúp đẩy chỉ số S&P 500 lên mức cao kỷ lục, đồng thời nâng cổ phiếu của các công ty cùng ngành như Adidas và Puma lên lần lượt khoảng 6% và 2%.
Nhà phân tích Adrienne Yih của Barclays nhận xét: “Sự lạc quan đó được khuyến khích bởi niềm tin ngày càng tăng về tốc độ và sức mạnh phục hồi của kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng, tôi nghĩ răng điều tồi tệ nhất nay đã ở lại phía sau (đối với Nike)”.