Cục An toàn thực phẩm cảnh cáo sản phẩm Hương Phục Khí lợi dụng hình ảnh, danh tính bác sĩ

Cục An toàn thực phẩm, cảnh cáo một số website và trang mạng xã hội đang sử dụng hình ảnh các bác sĩ, danh tính của bác sĩ, giả mạo giấy tờ của Cục ATTP để quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm Hương Phục Khí thực gây hiểu lầm cho người sử dụng...

Cảnh báo lợi dụng hình ảnh bác sĩ, giả mạo giấy tờ của Cục An toàn thực phẩm để quảng cáo sản phẩm Hương Phục Khí
Cảnh báo lợi dụng hình ảnh bác sĩ, giả mạo giấy tờ của Cục An toàn thực phẩm để quảng cáo sản phẩm Hương Phục Khí

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm cho biết đơn vị mới nhận được đơn kiến nghị, phản ánh của PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương, nguyên Phó Cục trưởng Cục Y, Dược cổ truyền Bộ Y tế về việc tại các website và một số trang mạng xã hội đã lợi dụng hình ảnh và danh tính của Bà quảng cáo cho sản phẩm Hương Phục Khí để bán hàng lừa đảo người tiêu dùng, trên thực tế bà không có công trình này.

hpk.jpg
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm Hương Phục Khí được quảng cáo

Các đường link nêu trên có đăng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 204/2019/ĐKSP ngày 08/01/2019 và giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1312/2020/XNQC-ATTP ngày 13/4/2019, trên nhãn sản phẩm đề cơ sở là Nam y gia truyền dòng họ Dương, đặc trị hôi miệng Hương Phục Khí... Tuy nhiên, Cục An toàn thực Phẩm khẳng định các giấy tờ này là giấy tờ giả mạo, không có sản phẩm tên Hương Phục Khí đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm và hiện các trang website này không thể truy cập.

Bộ Y tế đã cảnh báo về việc thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo với nhiều nội dung gây hiểu nhầm về tác dụng như thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh bác sĩ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

Mặc khác, việc lừa dối quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi bất chấp luân thường đạo lý khiến người tiêu dùng tin cả tin, lầm tưởng và chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm.

Như vậy bất kỳ bác sĩ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm Hương Phục Khí là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm Hương Phục Khí trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Trước khi sử dụng người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo bí quyết chăm sóc làn da vào mùa hanh khô từ giới chuyên gia

Tham khảo bí quyết chăm sóc làn da vào mùa hanh khô từ giới chuyên gia

Thời tiết mùa thu tuy mát mẻ và dễ chịu nhưng lại thường khiến làn da bị khô ráp, mất nước và thiếu sức sống. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, việc điều chỉnh lại quy trình chăm sóc là cần thiết duy trì cho làn da được khoẻ mạnh, mịn màng và khôi phục hàng rào bảo vệ tự nhiên…

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Giải mã những lợi ích sức khoẻ của bộ môn thể thao Pickleball

Pickleball - bộ môn thể thao "hot" nhất hiện nay được giới trẻ yêu thích không chỉ bởi lối chơi đơn giản có tính giải trí cao mà nó còn đem lại nhiều lợi ích bất ngờ như cải thiện sức khoẻ tim mạch, tăng cường sự linh hoạt dẻo dai và giảm căng thẳng…

Anh hùng Lao động Thái Hương phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp sáng 21/9

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các chuyên gia độc lập, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển trên thế giới (Nhật Bản) để thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên”...