Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung tiếp tục nóng

Căng thẳng giữa hai cường quốc thế giới là Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang trong thời gian qua và ngày càng mở rộng sang nhiều khía cạnh công nghệ khác...
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung tiếp tục nóng

Mỹ và Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh công nghệ trong nhiều năm, mỗi bên lại tranh giành quyền thống trị trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo (AI), 5G hay chất bán dẫn. 

Cả hai cường quốc của thế giới đều coi công nghệ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược. Do đó, mỗi quốc gia đều đang nỗ lực tìm cách đạt được lợi thế của riêng mình để khẳng định tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và đổi mới trong những năm gần đây, với mục tiêu trở thành quốc gia đầu ngành trong thập kỷ tới. Bên cạnh đó, quốc gia tỷ dân cũng thực hiện các yêu cầu chuyên giao công nghệ bắt buộc cùng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài. 

Đây cũng chính là mà khiến chính phủ Mỹ lo lắng về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các khía cạnh công nghệ và xã hội. Mỹ đã nhanh chóng thực hiện các kế sách nhằm tác động tới cả khía cạnh kinh tế và chính trị, bao gồm áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc và thực hiện kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ. Washington cũng đã nỗ lực đẩy mạnh ngành công nghệ trong nước, chẳng hạn như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và hỗ trợ sự phát triển của các công ty tiềm năng. 

Đi sâu hơn về tình hình Mỹ - Trung, có thể thấy cuộc cạnh tranh công nghệ ở thời điểm hiện tại đang ngày một “nóng lên” ở 3 khía cạnh chủ chốt, bao gồm:

Hệ thống cáp ngầm

Mặc dù những cập nhật mới đây về công cụ Internet vệ tinh - dẫn đầu bởi công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk - đã bắt đầu được triển khai rộng rãi hơn, nhưng chúng vẫn chưa thể nào thay thế được tầm quan trọng của công cụ cáp quang truyền thống, chiếm 90% thông tin liên lạc toàn cầu.  

Do vậy, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ttìm cách để giành quyền kiểm soát các tuyến cáp ngầm dưới biển vô cùng quan trọng này. 

Theo bà Lindsay Gorman, thành viên cấp cao về công nghệ tại Liên minh Bảo đảm Dân chủ của Quỹ Marshall Đức nhận định: “Bất cứ ai xây dựng cơ sở hạ tầng và giành được sự thống trị trong những lĩnh vực mà chúng ta đang xây dựng cho ngày nay và mai sau - cho dù đó là trí tuệ nhân tạo, cáp ngầm hay hệ thống thông tin lượng tử - thì người đó sẽ là cái tên chiến thắng trong tương lai”. 

Theo Reuters, Mỹ - với lo ngại Trung Quốc do thám thông qua các tuyến cáp ngầm dưới biển - đã tìm cách cản trở một số dự án của quốc gia tỷ dân trong việc xây dựng mạng lưới cáp ngầm kể từ năm 2020. 

Đến cuối tháng 3 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật kiểm soát cáp biển để hạn chế các quốc gia như Trung Quốc mua hàng hóa và công nghệ do Mỹ sản xuất để sử dụng cho việc phát triển và hỗ trợ cáp biển. 

Đáp lại tin tức này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết: “Chúng tôi phản đối việc Mỹ cố tình mở rộng quá mức khái niệm an ninh quốc gia để cản trở các công ty nước ngoài và lạm dụng quyền lực nhà nước để phá vỡ các quy tắc và trật tự bình thường của thị trường”. 

Ứng dụng công nghệ

Trung Quốc đang có một được một lợi thế khiến chính quyền Mỹ phải … đau đầu và dè chừng. Đó là sự bùng nổ của những ứng dụng công nghệ thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc ở thị trường Mỹ và thế giới. 

Theo một nghiên cứu từ Apptopia cho thấy, nhiều ứng dụng thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc rất đang được ưa chuộng tại Mỹ, nhưng hầu hết các ứng dụng của Mỹ lại không thể hoạt động ở Trung Quốc.

Cụ thể, những cái tên lớn nhất của Mỹ như Google, Facebook, Netflix và Twitter… đều bị cấm ở quốc gia tỷ dân bởi hệ thống Tường lửa của chính phủ có thể giới hạn những gì người dân có thể thấy trên internet Trung Quốc. 

Trong khi đó, một cuộc khảo sát vào tháng 3 cho thấy, 4 trong số 10 ứng dụng phổ biến và được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ đều thuộc về các công ty Trung Quốc. Các ứng dụng được nhắc tên gồm có Temu, TikTok, CapCut và SHEIN.

Chính phủ Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại và đặt ra nghi vấn về việc các công ty Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và báo cáo lại cho chính phủ Trung Quốc, dẫn đến rủi ro an ninh quốc gia. Vì vậy, các công ty như Bytedance chủ sở hữu TikTok dù có mức tăng trưởng tốt ở thị trường nước ngoài, nhưng lại phải chịu sự giám sát vô cùng gắt gao từ các quan chức chính quyền và liên tục đối mặt với các yêu cầu bán lại hoạt động kinh doanh cho một công ty Mỹ. 

Vật liệu bán dẫn

Mỹ - Trung

Vào đầu tháng này, Trung Quốc công bố kế hoạch tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với một số công ty Mỹ, bao gồm cả “gã khổng lồ” chip nhớ Micron Technology, cho mục đích bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin. 

Đây được cho là một đòn đáp trả lại các lệnh hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất bán dẫn của Mỹ cho các công ty Trung Quốc. 

Nhiều nhà phân tích đánh giá, các quy định hiện hành của Mỹ có thể chỉ gây thiệt hại về ngắn hạn cho Trung Quốc khi nước này đang hội nhập sâu vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vi mạch tiên tiến. Tuy nhiên về lâu dài, Mỹ khó thể tiếp tục cản trở sự tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc khi mà chính phủ và các tổ chức trực thuộc hoặc thuộc sở hữu nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…