Trung Quốc chi trăm tỷ USD hỗ trợ ngành bán dẫn nội địa "ứng phó" Mỹ

Trung Quốc đang thực hiện gói hỗ trợ trị giá hơn 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 143 tỷ USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn của mình, một bước tiến quan trọng hướng tới khả năng tự cung tự cấp và để ứng phó với các quy định hạn chế của Hoa Kỳ.
bán dẫn

Các nguồn tin cho biết Bắc Kinh có kế hoạch triển khai một trong những gói khuyến khích tài chính lớn nhất trong 5 năm tới, chủ yếu dưới dạng trợ cấp tài chính và ưu đãi thuế để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và sản xuất  chất bán dẫn trong nước.

Điều này báo hiệu, đúng như các nhà phân tích đã dự đoán về một cách tiếp cận trực diện hơn của Trung Quốc trong việc định hình tương lai của một ngành công nghiệp đã và đang trở thành “điểm nóng địa chính trị”. 

Kế hoạch khuyến khích tài chính mới có thể có hiệu lực ngay trong quý đầu tiên của năm 2023, hai nguồn tin giấu tên thân cận cho biết. Phần lớn khoản hỗ trợ tài chính sẽ được sử dụng cho việc mua thiết bị, chủ yếu trong các nhà máy chế tạo vật liệu bán dẫn hoặc fabs. Những công ty bán dẫn sẽ được hưởng khoản trợ cấp 20% cho chi phí mua hàng. Với các gói ưu đãi khác, Bắc Kinh cũng tăng cường hỗ trợ các công ty chip Trung Quốc xây dựng, mở rộng hoặc hiện đại hóa các cơ sở trong nước để chế tạo, lắp ráp, đóng gói cũng như nghiên cứu và phát triển. 

Các nhà phân tích cho biết, động thái mới của Bắc Kinh cũng có thể sẽ làm tăng thêm mối lo ngại ở Hoa Kỳ và các nước đồng minh về sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp bán dẫn. 

Những đối tượng hưởng lợi

Những đối tượng được hưởng lợi sẽ là cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong ngành, đặc biệt là các công ty thiết bị bán dẫn lớn như NAURA Technology Group, Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China và Kingsemi.

Một số cổ phiếu ngành chip của Trung Quốc tại thị trường chứng khoán Hồng Kông đã tăng mạnh sau tin tức về gói hỗ trợ này. Cổ phiếu của Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đã tăng hơn 8%, nâng mức tăng trưởng hàng ngày lên gần 10%. Cổ phiếu của Hua Hong Semiconductor Ltd cũng đóng cửa với mức tăng 17% so với phiên đóng cửa trước đó.

Đạt được sự tự chủ về công nghệ là điểm nhấn nổi bật trong báo cáo của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.

Các nhà phân tích cho biết, lời kêu gọi của ông Tập về việc Trung Quốc “sẽ chiến thắng trận chiến” trong các lĩnh vực công nghệ cốt lõi báo hiệu một "cuộc đại tu" của Bắc Kinh trong quá trình đẩy ngành công nghệ nội địa cùng với đó là nhiều sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc để chống lại áp lực từ Hoa Kỳ. 

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 10 đã khiến các công ty thiết bị lớn ở nước ngoài ngừng cung cấp cho các nhà sản xuất chip chủ chốt của Trung Quốc như Yangtze memory Technologies Co (YMTC) và SMIC, đồng thời các nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến cũng đã tạm dừng cung cấp cho các công ty và phòng thí nghiệm Trung Quốc. 

Trung Quốc đến nay vẫn tụt hậu so với nhiều cái tên quốc tế trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn - lĩnh vực vẫn bị chi phối bởi các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hà Lan. Một số doanh nghiệp Trung Quốc mặc dù đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong 20 năm qua nhưng vẫn đứng sau nhiều đối thủ nước ngoài về khả năng sản xuất chip tiên tiến. Ví dụ, Shanghai Micro Electronics Equipment Group Co Ltd (SMEE) - công ty in thạch bản duy nhất của Trung Quốc, có thể sản xuất chip cho kích cỡ 90 nanomet, nhưng vẫn kém xa công ty ASML của Hà Lan - doanh nghiệp có thể sản xuất chip có kích thước chỉ 3 nanomet.

Trung Quốc khiếu nại lên WTO

Vào đầu tuần này, Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác nhận gửi đơn khiếu nại thương mại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cáo buộc Hoa Kỳ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và cản trở thương mại quốc tế thông thường đối với chip và các sản phẩm khác. Trung Quốc đã thực hiện bước đầu tiên được gọi là yêu cầu tham vấn lên WTO. 

Trước đó vào tháng 10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông qua một bộ quy định sâu rộng cấm các phòng thí nghiệm nghiên cứu và trung tâm dữ liệu thương mại truy cập vào chip AI tiên tiến, cùng với các hạn chế khác. Hoa Kỳ cũng đang vận động một số đối tác của mình, bao gồm Nhật Bản và Hà Lan, thắt chặt xuất khẩu sang Trung Quốc các thiết bị được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn.

Về phía mình, Washington liên tục khẳng định rằng các hạn chế xuất khẩu của họ là vì lợi ích an ninh quốc gia.

Ở khía cạnh này, trong các điều khoản quy tắc của mình, WTO cho phép các quốc gia áp đặt ra các hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia. Điều này có thể gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc giành chiến thắng trong vụ "kiện tụng" nói trên.

Do WTO có các ngoại lệ đối với mối quan ngại về an ninh quốc gia, vốn có thể được định nghĩa một cách vô cùng lớn. Chính yếu tố này khiến khó có thể dẫn đến bất kỳ thay đổi nào ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi việc khiếu nại,” ông Pranay Kotasthane, Chủ tịch Chương trình Địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila, phân tích tại một bài đăng trên Twitter vào hôm 13/12. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…