Đại dịch dìm tăng trưởng của châu Á xuống mức thấp nhất kể từ 1967

Châu Á có thể đối mặt với mức tăng trưởng chậm nhất trong hơn 50 năm, dự báo 38 triệu người dân rơi vào cảnh nghèo đói.
Đại dịch dìm tăng trưởng của châu Á xuống mức thấp nhất kể từ 1967

Trong một bản cập nhật kinh tế vào thứ Hai (28/9), Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: Đại dịch Covid-19 sẽ dẫn đến mức tăng trưởng chậm nhất trong hơn 50 năm tại châu Á Thái Bình Dương, đẩy 38 triệu người dân vào cảnh nghèo đó. 

Khu vực châu Á năm nay được dự kiến chỉ tăng 0,9% - mức thấp nhất kể từ 1967. 

“Những khó khăn trong khu vực công thêm cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế EAP (Đông Á và Thái Bình Dương) vốn phụ thuộc vào thương mại và du lịch”. 

Các quốc gia trong khu vực có thể cần theo đuổi cải cách tài khoá để huy động nguồn thu nhằm đối phó với tác động kinh tế và tài chính từ đại dịch, trong khi các chương trình bảo trợ xã hội có thể giúp hỗ trợ người lao động hoà nhập trở lại với nền kinh tế, WB nhận xét. 

“Các quốc gia có chương trình bảo trợ xã hội đang hoạt động tốt với cơ sở hạ tầng có sự chuẩn bị trước Covid-19, sẽ có thể mở rộng quy mô nhanh hơn trong thời kỳ đại dịch”.

Cú sốc kinh tế từ đại dịch Covid-19 cũng được cho là có thể dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tăng vọt - khi mức thu nhập hàng ngày trung bình chỉ khoảng 5,50 USD. WB chia sẻ, dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và dự báo tổng sản phẩm quốc nội mới nhất, tỷ lệ nghèo đói có thể tăng lên tới 38 triệu người - sự gia tăng lần đầu tiên sau 20 năm. Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tại Ngân hàng Thế giới cho biết: “Khu vực đang phải đối mặt với một loạt thách thức chưa từng có. Nhưng những lựa chọn chính sách thông minh có thể làm dịu đi những khó khăn này - chẳng hạn như đầu tư và mở rộng bảo trợ xã hội đến người nghèo và khu vực phi tài chính…”

Nguồn: Reuters

Xem thêm

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 1,8% trong năm 2020

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 1,8% trong năm 2020

Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa được công bố, nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng ở mức 1,8% trong năm 2020 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?