Nền kinh tế vốn bị cô lập của Triều Tiên đã có mức tăng trưởng lần đầu tiên sau 3 năm kể từ năm 2019 khi điều kiện thời tiết thuận lợi giúp ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn khiến sản lượng của ngành này “dậm chân” ở mức yếu.
GDP của TriềuTiên trong năm 2019 đã tăng 0,4% so với năm trước đó khi nền kinh tế chịu sự thu hẹp lớn nhất trong vòng 21 năm, 4,1% do hạn hán và các lệnh trừng phạt quốc tế. Ngân hàng trung ương hàn Quốc (BOK) cho biết vào hôm nay (31/7).
Triều Tiên đã chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ năm 2006 do các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã có những biện pháp cứng rắn hơn đối với Triều Tiên trong những năm gần đây.
“Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt quốc tế đã không trở nên khắt khe hơn hơn kể từ cuối năm 2017 cùng với điều kiện thuận lợi của thời tiết giúp ngành nông nghiệp cải thiện hơn rất nhiều,” một quan chức của BOK cho biết.
“Mặc dù vậy, vẫn còn quá sớm để nói rằng nền kinh tế của Triều Tiên đang trong giai đoạn phục hồi” vì khối lượng thương mại quốc gia trong những năm gần đây chỉ bằng 1/2 so với trước khi các lệnh trừng phạt được ban hành. Nền kinh tế Triều Tiên đã tăng 3,9% trong năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong 17 năm, nhưng cũng đã trượt giảm mạnh trong 2 năm sau đó.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm từ phát triển kho vũ khí hạt nhân sang phát triển kinh tế từ năm 2018 trước khi ông tổ chức Hội nghị thượng đỉnh chưa từng có với TT Hoa Kỳ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 3 lần, nhưng vẫn chưa có được sự thoả hiệp đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Ước tính về dữ liệu kinh tế Triều Tiên của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) được coi là có thẩm quyền và có độ chính xác gần nhất bởi Triều Tiên chưa hề chính thức tiết lộ bất kỳ số liệu thống kê nào về nền kinh tế của mình.
Từ năm 1991, BOK đã sử dụng số liệu từ các cơ quan tình báo và bộ thống nhất về tất cả mọi thứ từ kích thước cây lúa, nước chảy tại đập cho đến giao thông gần biên giới để ước tính.
BOK cho biết, sản lượng từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản - chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế - đã tăng 1,4% trong năm ngoái. Sản xuất công nghiệp giảm 0,9%, theo sau mức giảm 12,3% của năm 2018. Tuy nhiên, khối lượng thương mại của Triều Tiên tăng 14,1% trong năm 2019 nhờ xuất khẩu các mặt hàng không nằm trong lệnh trừng phạt như giày, mỹ, tóc giả - tăng 43%.
Các quan chức BOK dự đoán, thương mại Triều Tiên có thể sẽ xấu đi đáng kể trong năm nay vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19 gây hạn chế những chuyến hàng tới Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chiếm hơn 90% tổng giao dịch nước ngoài.
Nguồn: Reuters