Deloitte: Bế tắc trong việc kiểm toán tài sản của "đại gia" Trung Nguyên

Đến nay, tuy đã trải qua nhiều năm, tranh chấp giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất Trung Nguyên vẫn chưa ngã ngũ, đặc biệt ở vấn đề tài sản và con cái.
Deloitte: Bế tắc trong việc kiểm toán tài sản của "đại gia" Trung Nguyên

Deloittera vừa ra văn bản trả lại cho bà Thảo gần 1,7 tỷ đồng tiền tạm ứng đã nhận nhằm kết thúc hợp đồng kiểm toán về định giá tài sản liên quan đến quá trình ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Trước đó, Deloitte đã được thuê để thực hiện quyết định trưng cầu kiểm toán từ Tòa án nhân dân TP HCM theo hợp đồng đã ký với bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Được biết, bà Thảo đã chuyển khoản theo yêu cầu của của tòa án để triển khai dịch vụ trên. 

Cụ thể, theo các bên trong vụ kiện ly hôn, ông Vũ và bà Thảo đang sở hữu đến hơn 93% tài sản hữu hình và vô hình tại Trung Nguyên, việc tranh chấp và phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân đang chờ Tòa án giải quyết.

Để phục vụ cho việc xác định và phân chia quyền tài sản chung trong thời gian hôn nhân, Tòa án nhân dân TP.HCM ban hành Quyết định trưng cầu kiểm toán số 2836/2017/QĐ-TCKT (ngày 8/8/2017) và Quyết định trưng cầu thẩm định giá tài sản số 5148/QĐ-TCGĐ (ngày 27/12/2017), ủy thác cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ, định giá tài sản tranh chấp là nhà máy Bắc Giang.

Hợp đồng kiểm toán này nhằm vào các báo cáo tài chính của các công ty thành viên thuộc tập đoàn Trung Nguyên cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015, năm 2016 và kỳ hoạt động 6 tháng từ ngày 1/1/ đến 30/6/2017.

Tuy nhiên, trong suốt gần 8 tháng, phía Deloitte khẳng định đã không nhận được sự hợp tác từ phía các công ty thành viên thuộc Trung Nguyên, trong khi tòa án nhân dân TP HCM cũng không có các hướng dẫn tiếp theo để công ty này có thể triển khai được công việc.

Trước những khó khăn và hợp đồng bị tạm ngưng thực hiện kéo dài, phía Deloitte ra văn bản trả lại cho bà Thảo gần 1,7 tỷ đồng tiền tạm ứng đã nhận, kết thúc hợp đồng kiểm toán.

Sự việc này sẽ càng khiến cho quá trình ly hôn của hai người có tầm ảnh hưởng gần như lớn nhất Trung Nguyên này tiếp tục rơi vào bế tắc. Bất kể phía bà Thảo chia sẻ bản thân không muốn ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nữ nguyên đơn này vẫn xúc tiến các biện pháp pháp lý cần thiết để thực hiện yêu cầu từ tòa án. Trong khi đó, dù dùng mọi cách để ngăn cản bà Thảo quay về điều hành Trung Nguyên, cũng như có những động thái cụ thể để phân chia quyền nuôi và cấp dưỡng với con cái, nhưng phía Trung Nguyên lại không hợp tác trong tranh chấp có tính quyết định đến bản án ly hôn của tòa.

Trong vòng 8 tháng trở lại đây, quá trình ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ nóng trở lại khi hai bên nguyên đơn - bị đơn có cuộc gặp hiếm hoi tại tòa nhằm thực hiện thủ tục hòa giải. Đến nay, tuy đã trải qua nhiều năm, tranh chấp giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất Trung Nguyên vẫn chưa ngã ngũ, đặc biệt ở vấn đề tài sản và con cái.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...