Diễn đàn Kinh tế Thế giới: “Giá Bitcoin sẽ trượt về 0”

“Tôi không cho rằng Bitcoin là một đồng tiền thực sự, vì nó chẳng dựa trên cái gì cả”, một nhà đầu tư lớn nói...
Diễn đàn Kinh tế Thế giới: “Giá Bitcoin sẽ trượt về 0”

Giá của đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới Bitcoin có thể giảm về 0 - một nhà đầu tư hàng đầu nhận định về triển vọng của tiền ảo trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ.

Thị trường tiền ảo đã trải qua những biến động lớn trong 2018, với hơn 480 tỷ USD vốn hóa bị "thổi bay" - theo dữ liệu từ trang Coinmarketcap. Sau khi đạt mức kỷ lục gần 20.000 USD vào cuối năm 2017, giá Bitcoin giảm chóng mặt trong năm ngoái, và hiện đang dao động dưới ngưỡng 3.600 USD.

Một số chuyên gia tin rằng giá Bitcoin có thể giảm sâu hơn.

"Tôi thực sự tin là giá Bitcoin sẽ về 0. Tôi nghĩ block-chain (công nghệ chuỗi khối hậu thuẫn tiền ảo) là một công nghệ tuyệt vời, nhưng tôi không cho rằng Bitcoin là một đồng tiền thực sự, vì nó chẳng dựa trên cái gì cả", ông Jeff Schumacher, nhà sáng lập của BCG Digital Ventures, nói tại buổi thảo luận do hãng tin CNBC tổ chức.

Ông Schumacher được biết đến với tư cách là một nhà đầu tư lớn rót vốn vào các công ty block-chain.

Theo trang CNN Business, tiền ảo là một chủ đề "hot" tại Davos vào năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay, chủ đề này không còn thu hút sự chú ý của giới doanh nhân và chuyên gia toàn cầu tới dự chuỗi sự kiện thường niên của WEF.

Giáo sư Kenneth Rogoff của Đại học Harvard, người từng so sánh Bitcoin như một tấm vé xổ số, nói rằng các đồng tiền kỹ thuật số vẫn dễ bị thao túng. "Nếu ai đó muốn làm điều gì đó xấu (bằng tiền ảo), họ có vẻ có nhiều cách để làm thứ họ muốn. Và khi đó, bạn biết kêu ai? Bởi tiền ảo là phi tập trung hóa", ông Rogoff phát biểu.

Vị giáo sư nổi tiếng với công trình nghiên cứu về bong bóng tài chính, nói rằng cơ hội để tiền ảo thay thế tiền truyền thống là "0". Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng Bitcoin có thể là một giải pháp tốt đối với những quốc gia như Venezuela, nơi siêu lạm phát đang hoành hành.

Theo Diệp Vũ/Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...