Động lực cho thị trường nhà ở tại Mỹ đang có dấu hiệu chững lại

Lãi suất thế chấp có dấu hiệu tăng trở lại khiến thị trường nhà ở tại Mỹ dần hạ nhiệt và khi bước vào mùa xuân bận rộn …
thị trường nhà ở

Tại Mỹ, thị trường nhà ở nhạy cảm với lãi suất cho đến nay đã phải chịu gánh nặng của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Mặc dù lãi suất thế chấp đã giảm từ mức cao nhất là 7,08% được ghi nhận vào tháng 11/2022, nhưng dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến trong những tuần gần đây đã thúc đẩy kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tuân thủ chính sách tăng lãi suất ngắn hạn để hạ nhiệt lạm phát. Điều này có thể khiến chi phí đi vay cao trong thời gian dài hơn. 

Theo công ty cho vay thế chấp Freddie Mac, lãi suất thế chấp đã tăng trong bốn tuần liên tiếp lên 6,65% vào ngày 2/3, cao hơn đáng kể so với chỉ một năm trước, khi lãi suất dao động quanh mức 3,92%, gây ra sự lo lắng trong toàn lĩnh vực bất động sản tại Mỹ. Trong khi đó, đơn xin thế chấp của người mua nhà đã giảm xuống mức thấp nhất trong 28 năm. 

Chi phí đi vay cao hơn gây áp lực mới lên khả năng chi trả của người mua nhà, theo một phân tích của First American Financial Corp. Ví dụ, việc tăng tỷ lệ thế chấp từ 6,4% lên 7,4% sẽ có tác động đến khả năng chi trả tương tự như việc tăng 10% giá nhà.

Theo một câu chuyện được chia sẻ bởi hai người mua nhà trẻ tuổi tại Mỹ, Chase Youngman và Jessica Laury đã chấp nhận lời đề nghị cho một căn hộ hai phòng ngủ ở ngoại ô Atlanta vào tháng Hai. Nhưng vì người thuê trước vẫn chưa hết hạn hợp đồng, nên họ sẽ không hoàn tất giao dịch mua cho đến tháng 6. 

Ông Youngman, 25 tuổi, cho biết: “Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhưng chúng tôi vẫn quyết định mua vì các khoản thanh toán trả góp hàng tháng cũng tương tự như giá đi thuê”. Cặp đôi dự định sử dụng một khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, với lãi suất thấp hơn trong năm năm đầu tiên của khoản vay.

Brianna Morant, một đại lý bất động sản ở Nashville, Tennessee, cho biết: “Những người mua nhà hiện nay thận trọng và chú ý hơn rất nhiều so với những năm trước". Bà Morant đề cập đến khoảng thời gian đại dịch Covid-19 khi  người mua nhà - rủng rỉnh tiền mặt và háo hức có thêm không gian - đổ xô đến các vùng ngoại ô. Vào đợt cao điểm nhất, một số khách hàng thậm chí còn từ bỏ việc kiểm tra, thẩm định nhà hoặc sẵn sàng trả thêm hàng trăm nghìn USD so với giá chào bán.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, hoạt động bán nhà đã bị trì trệ do lãi suất thế chấp đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ vào tháng 10 và tháng 11. Doanh số bán nhà trong khoảng từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023 đã giảm khoảng 36,9%.

Doanh số bán hàng tiếp tục chậm lại vào mùa xuân này có thể ảnh hưởng đến các ngành liên quan đến bất động sản. Nó có thể sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu cho các mặt hàng như đồ nội thất và thiết bị gia dụng, đồng thời làm giảm doanh thu cho các đại lý bất động sản, người cho vay thế chấp và các doanh nghiệp liên quan khác.

Theo Hiệp hội Môi giới Quốc gia, mùa xuân thường là thời điểm bận rộn nhất trong năm đối với thị trường nhà đất, với khoảng 40% doanh số bán nhà trong năm thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Những tháng này đặc biệt bận rộn vì các gia đình có trẻ em muốn chuyển đến nhà mới trước khi bắt đầu năm học mới. 

Gia đình Mellissa và Bruno Fernandes ở bang North Carolina dự định bán căn nhà của họ và mua một địa điểm mới vào mùa xuân này. Họ muốn chuyển đến một khu phố khác cùng trong thành phố Charlotte trước khi đứa con 4 tuổi của họ bắt đầu đi học mẫu giáo. 

Bà Mellissa dự định rao bán căn nhà cũ với giá khoảng 690.000 USD, cao hơn 60% so với số tiền họ đã trả cho nó vào năm 2015. Hai vợ chồng ông bà Fernandes cũng bắt đầu “săn lùng” nhà mới vào năm ngoái nhưng đã phải hoãn lại vì thiếu lựa chọn và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…