Được và mất khi Ấn Độ khai tử đồng 500 và 1.000 Rupee?

Đầu tuần qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có một động thái gây xôn xao dư luận cả nước khi khai tử đồng 500 Rupee và 1.000 Rupee chỉ trong 1 đêm ngày 8/11.
Được và mất khi Ấn Độ khai tử đồng 500 và 1.000 Rupee?

Theo đó, người dân Ấn Độ sẽ có thời gian từ nay đến ngày 30/12 để đổi tiền cũ lấy tiền mới hoặc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, nhưng lượng tiền được rút cũng sẽ bị giới hạn. Thủ tướng Modi cho biết đây là biện pháp để ngăn chặn dòng "tiền đen" có từ tham nhũng hoặc trốn thuế. 

Theo Thời báo Hindustan, Chính phủ Ấn Độ có rất nhiều mục tiêu trong việc khai tử đồng 1.000 Rupee và 500 Rupee, 2 đồng tiền chiếm tới 86% giá trị dòng tiền lưu thông tại nước này. Thứ nhất việc này buộc những người có thói quen lưu trữ tiền mặt phải mở tài khoản ngân hàng để nhà nước giám sát và tăng doanh thu thuế cho đất nước mà hiện nay chỉ có 3% dân số lao động đóng thuế. 

Tiếp sau đó là ngăn chặn các hợp đồng xuất khẩu giả mạo và rửa tiền qua chứng khoán, đưa Ấn Độ hướng đến xã hội văn minh không tiền mặt và cuối cùng là chặn đứng nguồn tiền giả, bởi hiện nay cứ 1 triệu tờ tiền thì có 250 tờ tiền giả lưu hành.

Bộ trưởng tài chính Jaitley trấn an rằng, những người trung thực không có gì phải lo lắng với quyết định khai tử đồng 1.000 Rupee và 500 Rupee. Song Tuần báo kinh doanh Malta cho rằng, với một đất nước chủ yếu sử dụng tiền mặt như Ấn Độ, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những tiểu thương, người bán hàng rong và người lao động.

Tờ Tuần báo kinh doanh Malta còn chỉ ra rằng mùa cưới ở Ấn Độ sắp bắt đầu, tác động từ quyết định trên sẽ rất lớn, bởi các phong tục thì vẫn phải làm theo, mà tiền mặt thì chẳng có. Còn tờ Thời báo Kuwait đã đưa ra dự đoán, vài ngày tới, tiêu dùng ở Ấn sẽ sụt giảm mạnh khi người dân cạn kiệt tiền mặt khi tiền mới cũng mất thời gian để lưu hành. Cùng với đó, các ngôi chùa cũng phải nghĩ cách quản lý thế nào để không bị kẻ xấu lợi dụng chuyện quyên góp hòng che đậy lượng tiền mặt lớn. ​

Tuy nhiên, động thái khai tử đồng 500 Rupee và 1.000 Rupee cũng được giới phân tích đánh giá sẽ có lợi về lâu dài cho Ấn Độ nhờ sự minh bạch và gia tăng các giao dịch trong nền kinh tế chính thống. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho đất nước đang vật lộn để giảm thâm hụt tài chính. Ngoài ra đánh giá động thái này còn dẫn đến giảm lạm phát, tăng triển vọng cắt giảm lãi suất bổ sung của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.

Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản – nơi trú ngụ ưa thích của những dòng tiền đen, sáng kiến của Thủ tướng Modi trong ngắn hạn có thể sẽ khiến giao dịch nhà đất sụt giảm mạnh. Nhưng trong dài hạn sẽ mang lại uy tín lớn hơn và khiến lĩnh vực này trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Theo VTV NEWS

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...