Đường hầm Taihu dài 10,79 km bên dưới Hồ Taihu ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đã mất tới 4 năm để hoàn thành. Trong lịch sử, các tỉnh phía Đông của Trung Quốc có mức độ phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng kém hơn so với phần còn lại của đại lục, tuy nhiên đường hầm mới này tại Giang Tô đã chứng minh được nỗ lực đầu tư của chính quyền địa phương, với tổng chi phí xây dựng lên đến 1,56 tỷ USD.
Đường hầm này là một phần của đường cao tốc Thường Châu-Vô Tích dài 43,9 km, được mở cửa cho công chúng vào ngày 30/12/2021. Du khách đi lại giữa Thượng Hải và Nam Kinh, thủ phủ của Giang Tô có thể sử dụng nó như một đường cao tốc thay thế.
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa xã, đưa tin rằng gần 2 triệu mét khối bê tông đã được sử dụng để xây dựng đường hầm hai chiều, có sáu làn xe và rộng 17,45 mét. Trần của đường hầm đã được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu sắc để giảm bớt sự mệt mỏi cho người lái xe.
Theo Global Times, thiết bị xử lý thép tự động và hệ thống thông minh đã được sử dụng cho đường hầm Taihu để đảm bảo không thải nước thải và bụi bẩn ra ngoài môi trường.
Đảm bảo sự kết nối & thúc đẩy kinh tế
Đường hầm Taihu sẽ kết nối các thị trấn và khu vực khác nhau trong khu vực đồng bằng sông Dương Tử, China Daily đưa tin. Dương Tử là con sông dài nhất ở Trung Quốc. Đường hầm sẽ giúp giảm bớt một nửa thời gian đi lại giữa Mashan và Nanquan, các huyện ven hồ của Wuxi ở phía nam tỉnh Giang Tô, đồng thời giúp việc đi lại từ trung tâm đô thị của Wuxi đến Yixing thuận tiện hơn.
Thành phố Vô Tích của tỉnh Giang Tô có thể được coi là một khu vực rất quan trọng vì nó vốn là một trung tâm kinh tế phát triển mạnh và là trung tâm xuất khẩu gạo, lụa và dệt may. Ngoài ra, trong vài năm qua, nó cũng đã nổi lên như một trung tâm thương mại cho động cơ điện, phần mềm và các bộ phận công nghệ năng lượng mặt trời.
“Ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử, hiếm khi mất hơn một giờ để đi lại giữa một thành phố cấp tỉnh và một quận trong phạm vi,” Chen Degang, giám đốc bộ phận công khai của CCCC Third Harbour Engineering Co. Cho biết. Theo ông, dự án đường hầm dưới nước sẽ liên kết các thành phố như Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu và Vô Tích, thúc đẩy kinh tế khu vực.
Các điểm đáng chú ý về kỹ thuật
Theo ông Li Baozhi, giám đốc dự án từ CCCC Third Harbour Engineering, vấn đề kỹ thuật chính của đường hầm là hệ thống chống thấm, khi đườn hầm nằm sâu tới 20 mét dưới đáy hồ, tờ China Daily cho biết trong báo cáo trước đó.
Nhà thầu đã xây dựng một hệ thống giám sát thời gian thực phức tạp cho quá trình đổ bê tông và phát minh ra các phương pháp sáng tạo để xử lý bê tông chất lượng cao. Cục Xây dựng Công trình Giao thông Vận tải Giang Tô đang xúc tiến các quy trình này như một hướng dẫn chống thấm cho các đường hầm như vậy trên toàn tỉnh.
Để bảo vệ hệ sinh thái của hồ Taihu, nhà thầu đã nỗ lực hết sức để loại bỏ ô nhiễm bụi và tiếng ồn bằng cách vận hành một trạm trộn bê tông hoàn toàn khép kín, sử dụng xe tải thân thiện với môi trường và thay thế búa đóng cọc diesel bằng búa đóng cọc thủy lực có công suất lớn hơn một nửa.
So sánh với các đường hầm quốc tế
Đường hầm Ryfast hai đường của Na Uy, nối liền thành phố Stavanger và Strand, là đường hầm đường cao tốc đang được xây dựng dài nhất thế giới. Đường hầm dài 14,4 km có độ dốc lớn nhất là 7% và nằm dưới mực nước biển 292 m ở điểm sâu nhất. Đây cũng là đường hầm đường bộ dưới biển dài nhất và sâu nhất thế giới.
Nhưng xét về độ sâu, đường hầm Channel, nối Anh và Pháp bằng đường sắt, chiếm vị trí đầu bảng. Phần chìm của nó dài 37,9 km, trở thành đường hầm dưới nước dài nhất thế giới, theo CNN.
Bất chấp việc dự án mới đây của Trung Quốc vẫn còn khá tụt hậu so với những đường hầm dưới nước của nước ngoài, nhưng họ vẫn đạt được một bước đột phá được cho là sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể về lâu dài cho quốc gia tỷ dân.