Ed Sheeran hầu tòa vì bị tố đạo nhạc bài hát Thinking Out Loud (2014)

Ed Sheeran phải tới tòa giải quyết cáo buộc sáng tác đạo nhạc. Các luận điểm yêu cầu bác bỏ vụ kiện từ phía Ed Sheeran bị thẩm phán từ chối.
Ed Sheeran hầu tòa vì bị tố đạo nhạc bài hát Thinking Out Loud (2014)

Ed Sheeran cáo buộc đạo nhạc sáng tác "Thinking Out Loud" 

Billboardđưa tin Ed Sheeran được thẩm phán liên bang yêu cầu xuất hiện trước bồi thẩm đoàn Manhattan để giải quyết cáo buộc đạo nhạc bài hát Thinking Out Loud (2014).

Bản hit của Ed Sheeran bị cáo buộc sao chép hợp âm và nhịp điệu ca khúc Let's Get It On (1973) của huyền thoại Marvin Gaye. Công ty sở hữu bài hát đã gửi đơn kiện về vấn đề bản quyền vào năm 2018 và yêu cầu được bồi thường 100 triệu đô la.

Phía luật sư của Ed Sheeran phản đối vụ kiện vì cho rằng phần nhạc được cho là đạo nhái quá phổ biến. Họ trích dẫn một số bài hát khác, bao gồm Since I Lost My Baby của The Temptations, có các yếu tố tương tự. Tuy nhiên, các luận điểm này đã bị thẩm phán liên bang bác bỏ.

Ed Sheeran đã vướng vào nhiều vụ kiện bản quyền trong quá khứ

Theo Variety, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran đã vướng vào nhiều vụ kiện bản quyền trong quá khứ bao gồm các bài hát Photograph, The Rest of Our Life, và gần đây nhất là Shape of You. Tuy nhiên anh đã được phán quyết vô tội trong tất cả các cáo buộc.

Sau phán quyết, Ed Sheeran chia sẻ những trường hợp này gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp sáng tác. Anh nói: "Mặc dù hài lòng với kết quả, tôi cảm thấy những tuyên bố như thế này đã quá phổ biến ngày nay”.

Chia sẻ với BBC, nam ca sĩ Ed Sheeran tiết lộ anh và các đồng nghiệp quyết định ghi hình lại toàn bộ quá trình sáng tác để ngăn chặn những cáo buộc tương tự. “Nghe có vẻ điên rồ nhưng thực ra tôi bắt đầu làm điều này kể từ sản phẩm “Photograph”. Tôi đã quay lại từng buổi làm việc cho album của mình. Từ bây giờ, tôi sẽ quay lại tất cả mọi thứ“, giọng ca người Anh cho biết.

Vài năm trước, một công ty sở hữu bản quyền của Marvin Gaye cũng từng gây xôn xao dư luận khi khởi kiện Robin Thicke và Pharrell Williams do bài hát Blurred Lines có nhiều điểm tương đồng với Got to give it up. Sau 5 năm đấu tranh pháp lý, phía Robin Thicke và Pharrell Williams bị xử thua và phải đền bù thiệt hại 5,3 triệu USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...