Emirates và Etihad có thể "về chung một nhà"

The Bloomberg, hãng hàng không quốc gia Emirates của quốc gia vùng vịnh đang cân nhắc khả năng thâu tóm đối thủ làm ăn bết bát Etihad.
Emirates và Etihad có thể "về chung một nhà"

Kết quả của một vụ sáp nhập như vậy sẽ là chủ nhân mới của ngôi vị hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng hành khách luân chuyển (số lượng hành khách được vận chuyển nhân với quãng đường vận chuyển).

Nguồn tin nói rằng cuộc đàm phán sáp nhập hiện mới đang ở giai đoạn đầu và vẫn có thể rơi vào đổ vỡ. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, Emirates sẽ thâu tóm mảng kinh doanh hàng không chủ đạo của Etihad - hãng hàng không có trụ sở ở Abu Dhabi thuộc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - trong khi Etihad sẽ giữ nguyên mảng kinh doanh bảo trì của hãng.

Nếu Etihad "về chung một nhà" với Emirates, thì hãng hàng không mới ra đời sẽ lớn hơn cả công ty hàng không lớn nhất thế giới về lượng hành khách hiện nay là American Airlines - hãng bay có giá trị vốn hóa thị trường 19,2 tỷ USD.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings tháng trước dự báo Etihad sẽ tiếp tục thua lỗ đến hết năm 2022.

Về phần mình Emirates cũng đối mặt khó khăn khi giá dầu giảm, nhưng đã nhanh chóng hồi phục khi giá dầu tăng trở lại và các nền kinh tế vùng Vịnh khởi sắc. Trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3 năm nay, lợi nhuận ròng của hãng tăng 2/3, đạt 1,12 tỷ USD.

Emirates hiện sở hữu đội máy bay cỡ lớn Airbus A380 lớn nhất thế giới, cộng thêm nhiều máy bay Boeing 777 thân rộng.

Hiện Emirates đã là hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng hành khách luận chuyển trên các chuyến bay quốc tế, đồng thời là hãng lớn thứ ba thế giới về tổng lượng hành khách luân chuyển, sau ba hãng hàng không Mỹ là American Airlines, Delta Air Lines, và United Airlines - theo Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA).

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…