EVS sẽ chào bán 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong năm 2022

Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS – sàn HNX) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021, trong đó lên kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
EVS sẽ chào bán 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong năm 2022

Theo đó, ngày 18/2 tới đây, EVS sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Danh sách cổ đông dự họp đã được chốt vào ngày 20/1/2022. HĐQT EVS sẽ trình cổ đông phương án chào bán hơn 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong năm 2022, tương đương gấp đôi số cổ phiếu đang lưu hành.

Mức giá chào bán cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu, số tiền thu về được sử dụng chủ yếu cho hoạt động cho vay ký quỹ, bên cạnh đó là đầu tư tự doanh và các hoạt động kinh doanh khác của EVS.

Cụ thể, nếu thành công chào bán toàn bộ số cổ phần trong đợt phát hành này, EVS sẽ thu về hơn 1.030 tỷ đồng. Công ty dự kiến sử dụng 50% (515 tỷ) bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ; 30% (309 tỷ) cho hoạt động đầu tư, tự doanh; còn lại 20% (206 tỷ) được dùng bổ sung nguồn vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, cung cấp dịch vụ tài chính, chứng khoán khác, mua sắm, thuê tài sản cố định (nếu có).

Bên cạnh đó trong năm nay, EVS cũng dự kiến phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Mục đích nhằm thu hút lao động có trình độ cao, tạo sự gắn bó và gắn kết lợi ích người lao động với lợi ích của công ty; tạo động lực cho cán bộ quản lý, người lao động giỏi hoàn thành nhiệm vụ, cùng nhau góp sức trong sự nghiệp phát triển của công ty; khuyến khích nâng cao vai trò, gắn kết trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, cùng nhau chia sẻ thành công.

Số tiền 51,5 tỷ đồng thu được từ việc chào bán cổ phiếu ESOP sẽ được EVS sử dụng toàn bộ cho hoạt động cho vay ký quỹ và tự doanh.

Tổng cộng, vốn điều lệ của EVS sẽ tăng từ 1.030 tỷ đồng gấp hơn 2 lần lên gần 2.112 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong đại hội lần này EVS cũng sẽ trình xin ý kiến cổ đông phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ không kèm chứng quyền và không có bảo đảm, số lượng tối đa là 100.000 trái phiếu, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu. Giá trị dự kiến phát hành theo mệnh giá lên tới 1.000 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, năm 2021, doanh thu hoạt động của EVS đạt 1.113 tỷ đồng, tăng 216,7% so với năm 2020 và đạt 467% so với kế hoạch đầu năm. Lợi nhuận trước đạt 522,5 tỷ đồng, tăng 641,9% và lợi nhuận sau thuế đạt 422 tỷ đồng, tăng 638%.

Theo công ty, năm 2021 thị trường chứng khoán bùng nổ với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, thanh khoản dẫn tới các mảng hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng trưởng vượt bậc.

Cơ cấu doanh thu hoạt động trong năm 2021 chủ yếu tập trung vào lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán và lãi từ các khoản cho vay và phải thu.

Năm 2022, EVS dự kiến trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch doanh thu đạt 1.626 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 485 tỷ đồng.

Xem thêm

Cho nhau tiếng cười trong cõi nhân gian

Cho nhau tiếng cười trong cõi nhân gian

“Em vừa quát lại anh, như anh từng quát nó, như nó mắng đứa kia, như đứa kia... gầm với con bé ấy...”. Bây giờ người ta hay kể chuyện vui như thế. Hình như quát bây giờ đã trở thành... nét “văn hóa” khó phai?!

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...