Già hoá dân số của Trung Quốc sẽ là một "cú sốc" với chuỗi cung ứng toàn cầu

Điều tra dân số cũng cho thấy tỷ lệ sinh đẻ tiếp tục giảm 15% vào năm 2020 - năm giảm thứ tư liên tiếp.
Già hoá dân số của Trung Quốc sẽ là một "cú sốc" với chuỗi cung ứng toàn cầu

Cuộc điều tra dân số mỗi thập kỷ một lần của Trung Quốc được công bố vào đầu tuần cho thấy dân số quốc gia này tăng thêm 1,41 tỷ người vào ngày 1/11/2020. Đó là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1950.

Một nhà kinh tế của ANZ đưa ra cảnh báo rằng tình trạng dân số già của Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến thế giới vì chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế này. 

“Trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ mất đi 70 triệu (trong số) lực lượng lao động… vì vậy tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Nhà kinh tế này nói thêm, một tác động khác có thể sẽ xảy ra đối với thị trường tài chính, vì tỷ lệ tiết kiệm cao của Trung Quốc đã và đang hỗ trợ thị trường toàn cầu. Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới đối với các cá nhân.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất đòi hỏi lượng lớn lao động giá rẻ. Nhưng mức lương ngày một tăng đang khiến các nhà máy Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia khác. 

Các chuyên gia đã nói rằng vấn đề già hóa của Trung Quốc đã vượt ra ngoài “chính sách một con” và cần có những thay đổi khác để thúc đẩy tăng trưởng khi số sinh giảm và dân số già đi. Tương tự như các nền kinh tế lớn khác tại châu Á như Nhật Bản và Singapore, chi phí sinh hoạt và giáo dục cao ở Trung Quốc đã ngăn cản người dân có con trong những năm gần đây.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…