Giá lương thực thế giới đã tăng 30% trong vòng một năm qua

Theo Liên Hiệp Quốc, giá lương thực thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, do nhu cầu mạnh mẽ về tiêu dùng và sản lượng thu hoạch thấp hơn kỳ vọng.
Giá lương thực thế giới đã tăng 30% trong vòng một năm qua

Giá lương thực thế giới đã tăng trong tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 10, tăng 3% so với tháng 9, theo chỉ số do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố. Mức tăng này được thúc đẩy bởi giá dầu thực vật và lúa mì tăng mạnh.

Chỉ số Giá Thực phẩm của FAO theo dõi những thay đổi hàng tháng trên một loạt các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Chỉ số này đã tăng hơn 30% trong năm qua. 

FAO cho biết hiện giá lương thực đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2011.

Giá lúa mì, được trồng trên diện tích đất nhiều hơn bất kỳ loại cây trồng thương mại nào khác, đã tăng 5% trong tháng 10 do thu hoạch giảm từ các nhà xuất khẩu lớn bao gồm Canada, Nga và Hoa Kỳ. Giá lúa mạch, gạo và ngô cũng tăng.

Giá dầu cọ, đậu nành, hướng dương và hạt cải cũng giao động khiến chỉ số giá dầu thực vật tăng 9,6%. Giá dầu cọ tăng vọt do lo ngại về sản lượng giảm ở Malaysia vì thiếu lao động nhập cư.

FAO cho biết hiện nhu cầu toàn cầu vẫn tiếp tục tăng cao đối với một loạt các sản phẩm như sữa bột, thịt gia cầm, dầu thực vật và lúa mạch. Nguồn cung cấp thực phẩm và giá cả đang chịu áp lực từ thời tiết khắc nghiệt, chuỗi cung ứng khó khăn, tình trạng thiếu nhân công và chi phí gia tăng.

Các siêu thị ở một số nền kinh tế lớn đã phải vật lộn để giữ cho các kệ hàng của họ được dự trữ đầy đủ trong thời kỳ đại dịch. Tại Vương quốc Anh, nơi tình trạng thiếu công nhân ngày càng trầm trọng hơn do Brexit, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã buộc phải loại bỏ các món phổ biến trong thực đơn vì tình trạng khan hiếm nguyên liệu. 

Tại Trung Quốc, trong tuần qua, một thông tin sai sót về việc dự trữ thực phẩm từ Bộ Thương mại Trung Quốc đã khiến công chúng vội vã “mua sắm hoảng loạn”. Thông báo yêu cầu chính quyền địa phương đảm bảo rằng công dân của họ có "nguồn cung cấp đầy đủ" các nhu yếu phẩm trong mùa đông này, và giữ cho chi phí thực phẩm ổn định.

Giá hàng hóa thực phẩm tăng đang dẫn đến chi phí cao hơn cho các công ty hàng tiêu dùng, buộc một số công ty trong số đó như Unilever, Kraft Heinz và Mondelez phải nâng giá các sản phẩm phổ biến.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…