Giá rẻ – “Bí quyết” kinh doanh của mọi thời đại?

Đại chiến taxi truyền thống và Uber/Grab; những chuyến hàng không giá rẻ; vé tàu giá 10.000 đồng; ô tô giá “bình dân” tràn ngập thị trường… là những sự kiện đã vô hình chung tạo nên sự sôi động của th
Giá rẻ – “Bí quyết” kinh doanh của mọi thời đại?

Và từ đó, câu chuyện “giá rẻ” lại một lần nữa được đưa ra bàn luận như một trong bí quyết kinh doanh mang tính “sống còn” của các DN.

Giá rẻ - “Chiêu thức” kinh doanh không bao giờ “lỗi mốt”!

“Cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và Uber/Grab đã trở thành trận chiến tiêu biểu cho châm ngôn kinh doanh: “cứ rẻ là thắng”.Việc Uber/Grab tạo nên một cuộc “cách mạng giá rẻ” cho khách hàng đã khiến không chỉcác DN taxi truyền thống điêu đứng mà cả các bác xe ôm truyền thống cũng vô cùng khó khăn.

Mới đây, đại diện Vinashun đã lên tiếng “tố cáo”, Uber và Grab đã tuỳ tiện sử dụng mọi chiêu thức “siêu giảm giá”, “siêu rẻ”, có cả phương thức kinh doanh trái luật nhằm xâm chiếm thị trường, đánh sập các DN taxi trong nước. Tuy nhiên, phía Grablại “bình thản” khẳng định: Giá cước thấp là nhờ công nghệ!

Bà Nguyễn Thu An - Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam cho biết: "Việc giá cước thấp, giảm giá thành di chuyển nhờ việc tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất quản lý và kinh doanh là một trong những mục tiêu cơ bản của Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử theo Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)".

Trước “cáo buộc” của Vinashun, phía Bộ GTVT đã có công văn phân tích rõ, trong trường hợp các đơn vị vận tải hoạt động theo đúng các loại hình quy định, chấp hành đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh được quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT mà có sử dụng các phần mềm ứng dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho điều hành hoạt động vận tải, quản lý DN nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và hiệu quả của DN thì Bộ GTVT luôn đồng tình ủng hộ.

Câu chuyện về thị trường ô tô cũng là một câu chuyện tiêu biểu cho triết lý “rẻ là trên hết”. Các DN ô tô nội địa Việt Nam lại một lần nữa “đứng trên bờ vực thẳm” trước những chiếc ô tô rẻ và siêu rẻ đến từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan. Theo thống kê, ô tô Ấn Độ nhập về Việt Nam có giá trung bình khoảng 200 triệu đồng.

Đầu tháng 7 vừa qua, Toyota cũng chính thức tham gia vào “cuộc chạy đua giá rẻ” khi quyết định giảm giá thành của một số dòng xe nhằm kích cầu thị trường cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng của hãng. Đây là lần thứ hai, Toyota giảm gía chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Đơn cử, Toyota Camry và Toyota Corolla Altis được các đại lý ưu đãi, giảm giá lên tới hơn 100 triệu đồng, bao gồm cả tiền mặt, phụ kiện và bảo hiểm vật chất. Một chiếc xe Toyota Corolla Altis 1.8G bao gồm giảm tiền mặt, phụ kiện và ưu đãi chỉ còn khoảng 697 triệu đồng.

Ngoài việc giảm giá, các hãng xe còn liên tục đưa ra các hình thức khuyến mãi, hậu khuyến mãi với những chế độ bảo hành, mua bán hấp dẫn. Mọi hành động đều nhằm níu chân khách hàng trước sự đổ bộ của hàng loạt các hãng ô tô giá rẻ khác.

Chính những điều này đã một lần nữa khiến các DN ô tô nội địa Việt Nam chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường.Và “bí kíp giá rẻ” lại một lần nữa phát huy hiệu quả rõ rệt giữahàng loạt các phương pháp kinh doanh.

Và động lực để “thay da đổi thịt”!

Trước sự lo lắng của các DN ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra 3 đề xuất nhằm “hồi sinh” giấc mơ ô tô Việt Nam. Đó là tạo dựng thị trường tiêu thụ đủ lớn để khuyến khích sử dụng xe trong nước; Không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước; Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn lớn và những dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN.

Về phía các DN taxi truyền thống, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cũng nhiều lần lên tiếng khẳng định, không ưu đãi thuế đối với Uber/Grab cũng như tích cực hỗ trợ và tháo gỡ các ràng buộc không còn phù hợp với các DN taxi truyền thống.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) nhận định, cuộc chiến Uber/Grab và các hãng taxi truyền thống liên quan đến điều kiện kinh doanh, để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phải đơn giản thủ tục hành chính cho các taxi truyền thống.

“Tôi cho rằng các hãng taxi truyền thống cần đấu tranh bảo vệ quyền kinh doanh của mình thuận lợi hơn, ngoài yêu cầu khác như về thuế, gia nhập thị trường thì yêu cầu đơn giản thủ tục hành chính, đơn giản điều kiện kinh doanh cũng là yêu cầu cần thiết”, ông Tuấn cho biết.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) chia sẻ rằng, gần 10 năm qua, đã có DN ô tô Việt Nam đầu tư hướng tới việc sản xuất xe mang thương hiệu Việt giá rẻ nhưng cuối cùng thất bại bởi các DN này đã không nhận được sự hỗ trợ nào từ Nhà nước.

Nhận định đã phần nào cho thấy, ngành sản xuất ô tô Việt Nam và còn nhiều ngành sản xuất khác vẫn đang “cô đơn” và “lẻ loi” trong cuộc chiến “nội – ngoại”.

Và khách hàng cũng đang chứng khiến một cuộc “tái cơ cấu”, đổi mới cách vận hành của hàng loạt các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun hay Taxi Group. Những hãng taxi này bắt đầu phát triển ứng dụng đặt xe tương tự như Uber/Grab, chăm sóc khách hàng “chất lượng” hơn.

Sự gia nhập của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cũng là nhân tố kích thích “hãng hàng không quốc gia” Vietnam Airlines thay đổi. Để tăng doanh thu,Vietnam Airlines áp dụng tăng giá trần và giá sàn cho những chuyến bay ngắn.

Về mặt hình ảnh thương hiệu, Vietnam Airlines đã chứng minh không còn là hãng máy bay “già và kém sáng tạo” mà thay vào đó là sự “trẻ trung” và “tươi mới”. Có thể nói rằng, chính Vietjet Air đã khiến Vietnam Airlines nhận ra rằng, mình không độc nhất, không độc quyền và có thể bị thay thế bất cứ lúc nào bởi chính những khách hàng vốn thân thiết bao lâu nay.

“Trào lưu” giá rẻ đang một lần nữa thống trị thị trường Việt Nam. Tất nhiên, khách hàng sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Và những người hưởng lợi tiếp theo có lẽ chính là các DN và cơ quan quản lý khi DN luôn biết “phải cạnh tranh để phát triển”; còn các cấp chính quyền sẽ có thể tạo nên những không gian và hệ thống pháp luật kinh doanh thân thiện hơn cho DN.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề cử hàng loạt ứng viên tài năng, bao gồm nhiều tỷ phú và doanh nhân nổi tiếng, vào các vị trí quan trọng trong chính quyền 2.0 của mình…

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…