Grab có kế hoạch "đầu tư lớn" vào Việt Nam

Công ty Grab với trụ sở chính tại Singapore đang chuẩn bị đầu tư “vài trăm triệu USD” vào Việt Nam, vài tuần sau khi công bố kế hoạch trị giá 2 tỷ USD ở Indonesia.
Grab có kế hoạch "đầu tư lớn" vào Việt Nam

Khoản đầu tư được đề xuất là một minh chứng mới nhất của công ty công nghệ hàng đầu khu vực tăng cường cam kết với Việt Nam – một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất tại châu Á. Điều này cũng cho thấy sự háo hức của Grab – công ty với mức huy động hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư – trong việc triển khai mở rộng.

Grab, được sử dụng trên hơn 160 triệu thiết bị di động tại tám quốc gia, cho biết khoản đầu tư vào Indonesia nhằm mục tiêu xây dựng một mạng lưới giao thông thế hệ tiếp theo và thay đổi cách cung cấp các dịch vụ quan trọng như chăm sóc sức khoẻ.

Chúng tôi rất háo hức về Việt Nam. Chúng tôi thấy được những đặc điểm đầy tiềm năng của Việt Nam giống với thị trường Indonesia,” chủ tịch Ming Maa của Grab chia sẻ với Reuters trong một cuộc phỏng vấn. Giống như Indonesia, nhiều người trung lưu và tiêu dùng trẻ tuổi ở Việt Nam đang sử dụng ứng dụng điện thoại và website để tiếp cận với các dịch vụ, ông Maa cho biết. “Tôi kỳ vọng sẽ có thể đầu tư thêm vài trăm triệu USD vào việc phát triển kinh doanh tại Việt Nam.”

Việt Nam đứng thứ ba trong số các thị trường hàng đầu của Grab. Grab hợp tác với công ty công nghệ Moca của Việt Nam vào năm 2018 cho ra mắt dịch vụ ví tiền kỹ thuật số, đồng thời thành lập liên doanh với Credit Saison – một công ty thẻ tín dụng Nhật Bản để cung cấp các khoản vay và phân tích tín dụng cho người tiêu dùng và doanh nhân nhỏ trên khắp Đông Nam Á.

Singapore là thị trường lớn thứ hai của Grab, đang được xây dựng một trụ sở trị giá 135 triệu USD. Công ty - có hơn 4,5 triệu tài xế đăng ký trong khu vực – đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu lên 2 tỷ USD trong năm nay. Ông Ming Maa cho biết tổng khối lượng hàng hoá tổng hợp (GMV) trong dịch vụ phân phối thực phẩm – phân khúc mà Grab đang mở rộng mạnh mẽ - đã tăng 300% trong nửa đầu năm nay. GrabFood hiện chiếm 20% tổng số GMV của công ty.

Chủ tịch Grab, ông Ming Maa chia sẻ: “Tôi vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho IPO.”

‘Bề nổi của tảng băng chìm’

Bằng cách tung ra một loạt các dịch vụ hàng ngày với nhiều mức giá khác nhau, ông Maa tự tin về việc Grab tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hiện có. Toyota, Microsoft, Tập đoàn Didi Chuxing, SoftBank và Hyundai được nhắc đến như những doanh nghiệp đứng sau ủng hộ và đầu tư vào Grab. 

Grab, start-up lớn nhất Đông Nam Á với mức định giá ước tính 14 tỷ USD, cũng đang đặt cược vào chính hoạt động thanh toán của mình để thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ tài chính. “Chúng tôi mới chỉ ở ‘bề nổi của tảng băng chìm’ trong dịch vụ tài chính,” ông Maa cũng nói thêm rằng việc phát triển ví di động lớn nhất khu vực đã mang lại cho Grab cái nhìn sâu sắc về dữ liệu khách hàng và tài xế trong mạng lưới của Grab.

Grab muốn sử dụng những hiểu biết đó để tạo ra các sản phẩm tài chính lớn và quan trọng hơn như bảo hiểm, tín dụng và cuối cùng là dịch vụ quản lý tài sản.

Ông Maa cho biết hiện đang rất quan tâm tới việc xin được giấy phép ngân hàng số tại Singapore – nơi mà ngân hàng trung ương Singapore đã công bố kế hoạch phát hành tối đa năm giấy phép ngân hàng số và dự kiến sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết trong vài tuần tới.

“Ngân hàng số trong tương lai có thể sẽ cung cấp các bộ dịch vụ tài chính với mức giá thấp hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống,” ông Maa chia sẻ.

Sự quan tâm của Grab tới tương lai của ngành tài chính kỹ thuật số cho thấy các công ty phi ngân hàng ở châu Á đang dần hình thành và có thể sẽ trở thành đối thủ tiềm năng của ngân hàng truyền thống, với cách thức tận dụng cơ sở dữ liệu công nghệ và người dùng của họ để cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng và doanh nghiệp nhỏ.

Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt 240 tỷ USD vào năm 2025, theo một nghiên cứu chung của Google và Temasek Holdings cho thấy vào tháng 11 năm ngoái.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…