Hải quân Mỹ phóng liên tiếp 4 tên lửa Trident II để... thử nghiệm

Ngày 6/9/2019, Hải quân Mỹ thông báo, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio USS Nebraska (SSBN-739) đã thử nghiệm phóng 4 tên lửa Trident II (D5) ngoài khơi bờ biển Nam California, nhằm xác nhận hiệu suất tác ch
Hải quân Mỹ phóng liên tiếp 4 tên lửa Trident II để... thử nghiệm

Hai lần ra phóng đầu tiên được thực hiện ngày 04.09 và hai lần tiếp theo là ngày 06.09.2019. Các vụ phóng đều được thực hiện trước rạng đông.

Các vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo là một phần của chương trình Chỉ huy Đánh giá bằng thử nghiệm cấp chỉ huy (CET), với mục đích then chốt là xác thực những kỳ vọng về hiệu suất và tính năng kỹ thuật của hệ thống vũ khí chiến lược kéo dài thời gian phục vụ Trident II (D5).

Hải quân Mỹ phóng thử nghiệm 4 tên lửa Trident II (D5). Video Defense Barta

Những lần phóng này đánh dấu 176 vụ phóng thành công của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược Trident II (D5). CET và những vụ phóng thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở định kỳ, theo kế hoạch tổng thể nhằm đánh giá và khẳng định độ tin cậy và độ chính xác của vũ khí. 

Phó Đô đốc Johnny R. Wolfe, Giám đốc Các chương trình phát triển hệ thống vũ khí chiến lược của Hải quân, Cơ quan Bộ hải quân chịu trách nhiệm về vũ khí chiến lược cho biết. “Lực lượng vũ khí răn đe trên biển là một thành phần quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia kể từ những năm 1960. Những thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo trong tuần qua tiếp tục chứng minh hiệu quả và độ tin cậy của những tên lửa đạn đạo kéo dài thời gian phục vụ.

Hệ thống vũ khí chiến lược Trident II (D5), ban đầu được thiết kế để phục vụ đến năm 2024, gần đây được nâng cấp và hiện đại hóa để có thể trong biên chế đến cuối những năm 2040. Các tên lửa kéo dài tuổi thọ sẽ vẫn được trang bị cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân (SSBN) thuộc lớp Ohio của Mỹ và lớp Vanguard của Vương quốc Anh, và cũng sẽ được lắp đặt ban đầu cho các tàu ngầm SSBN lớp Columbia và lớp Dreadnought  của U.K.

Chương trình kéo dài thời gian phục vụ cũng tính đến những vấn đề như lão hóa vũ khí và lỗi thời các tính năng chiến thuật. Tên lửa kéo dài thời gian phục vụ hiện đang được triển khai lắp đặt cho Hạm đội tàu ngầm, nhưng công việc của chương trình chưa hoàn thành. Ông Wolf Wolfe cho biết.

Sứ mệnh răn đe hạt nhân là ưu tiên số 1 của Bộ Quốc phòng Mỹ. Đối với Hải quân, điều đó có nghĩa là duy trì khả năng tác chiến hiện tại, và tiếp tục phát triển thế hệ tiếp theo của tên lửa Trident và hệ thống vũ khí chiến lược trên chiến hạm, đảm bảo duy trì công cụ răn đe chiến lược tin cậy trên biển trong 40 năm tới và hơn thế nữa - Phó Đô đốc Wolfe nhấn mạnh.

Một phương tiện răn đe hạt nhân tin cậy, hiệu quả là yếu tố cần thiết cho an ninh quốc gia và các nước đồng minh Mỹ. Lực lượng răn đe hạt nhân vẫn là nền tảng của chính sách an ninh quốc gia trong thế kỷ 21.

Các chương trình hệ thống chiến lược của Bộ tổng tư lệnh Hải quân, nhằm đảm bảo duy trì khả năng chiến đấu của vũ khí trên biển trong suốt vòng đời cho bộ ba phương tiện răn đe hạt nhân quốc gia. Những chương trình này bao gồm huấn luyện, hệ thống hóa vũ khí trang bị, trang thiết bị đi cùng, hạ tầng cơ sở và lực lượng nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, bảo vệ an ninh, hiệu quả tác chiến của hệ thống vũ khí chiến lược, tên lửa đạn đạo (SLBM) phóng từ tàu ngầm Trident II (D5).

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM là một trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược quốc gia, ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và máy bay ném bom hạt nhân thuộc Bộ Không quân.

Mỗi phương tiện của bộ ba răn đe hạt nhân có những ưu thế và hiệu quả tác chiến riêng biệt. Hệ thống tên lửa SLBM chiếm khoảng 70% năng lực tác chiến của bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược. SLBM là phương tiện răn đe hạt nhân có khả năng sống còn nhất, có khả năng hiện diện ở mọi điểm trên đại dương, có khả năng tác chiến linh hoạt hiệu quả trong mọi điều kiện tình huống chiến trường.

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…