Hàn Quốc muốn thành nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu

Từ ngày 15/10 đến ngày 20/10/2019, Hàn Quốc tổ chức triển lãm Seoul International Aerospace & quốc phòng (ADEX) năm 2019. Cuộc triển lãm của riêng Hàn Quốc cho thấy quốc gia này đang quyết tâm trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.
Hàn Quốc muốn thành nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu

Trong triển lãm này, Hàn Quốc giới thiệu hàng loạt vũ khí công nghệ cao, từ pháo phòng không tự hành đến tên lửa phòng không, xe cơ giới bọc thép và xe tăng chiến đầu, cùng các loại vũ khí khác.

Sản phẩm gây được sự chú ý là hệ thống pháo phòng không tự hành AAGW hai nòng 30 mm trên khung gầm xe cơ giới tự hành 8x8 Hyundai Rotem K808.

Hai pháo tự động KKCB 30 mm được lắp đặt trong tháp pháo xoay 360, đây là phiên bản pháo KCB 30 mm của Rheinmetall Air Defense (Oerlikon) được cấp giấy phép do tập đoàn S & T của Hàn Quốc sản xuất. Pháo được lắp đặt trong một hệ thống với nguồn cung cấp điện riêng và điều khiển hỏa lực theo mặt phẳng thẳng đứng.

Hệ thống pháo phòng không tự hành AAGW hai nòng 30 mm. Ảnh South Front
Hệ thống pháo phòng không tự hành AAGW hai nòng 30 mm. Ảnh South Front

Triển lãm Seoul cũng giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM (Cheongung, trước đây được gọi là Cheolmae-2). Hệ thống được phát triển với sự hợp tác của Tập đoàn Cổ phần tên lửa phòng không Almaz-Antey của Nga. Phía Nga chịu trách nhiệm chế tạo radar giám sát và dẫn đạn, hệ thống chỉ huy đa chức năng của tổ hợp, các tên lửa phòng không dẫn đường bán chủ động (phát triển trên cơ sở tên lửa phóng loạt 9M96). Tổ hợp tên lửa này được sản xuất dây chuyền từ năm 2015.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Hàn Quốc KM-SAM. Ảnh South Front

Một vũ khí mới rất ấn tượng là hệ thống phòng không cơ động MANPAD mới Chiron, do công ty LIG Nex1 (thuộc tập đoàn LG) sản xuất, được phát triển với sự tham gia của các công nghệ tên lửa Nga theo thỏa thuận năm 2003.

Hệ thống phòng không cơ động MANPAD mới Chiron. Ảnh South Front
Hệ thống phòng không cơ động MANPAD mới Chiron. Ảnh South Front

Tổ hợp vũ khí Chun Ma, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành. Tổ hợp này được sản xuất bởi công ty Doosan Infracore (thành viên của tập đoàn Hanwha Corporation) được phát triển từ năm 1999 với sự tham gia của nhóm Thales, sử dụng tên lửa VT-1 tự chế tạo theo giấy phép và được nâng cấp của Crotale NG.

Hệ thống phòng không tự hành tầm gần Chun Ma. Ảnh South Front

Tập đoàn KIA giới thiệu xe bọc thép hạng nhẹ KLTV, được trang bị AUDS (Hệ thống phòng thủ chống UAV) nổi tiếng, do tập đoàn các công ty nhỏ bao gồm công ty Hệ thống giám sát Blower, Chess Dynamics và Công ty Hệ thống kiểm soát (Control Systems).

Xe bọc thép hạng nhẹ KLTV, được trang bị AUDS (Hệ thống phòng thủ điện từ chống UAV). Ảnh South Front
Xe bọc thép hạng nhẹ KLTV, được trang bị AUDS (Hệ thống phòng thủ điện từ chống UAV). Ảnh South Front

Hyundai Rotem trình diễn xe tăng chiến đấu K2 mới phiên bản xuất khẩu.

Xe tăng K2 phiên bản xuất khẩu. Ảnh South Front
Xe tăng K2 phiên bản xuất khẩu. Ảnh South Front

Hyundai Rotem cũng giới thiệu ý tưởng xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai, trọng lượng 30 - 40 tấn, kíp xe hai người, được thiết kế với ứng dụng công nghệ tàng hình, vũ khí chủ lực là hệ thống pháo 130 mm và tên lửa bắn qua nòng pháo.

Xe tăng tàng hình tương lai của Hàn Quốc. Ảnh South Front
Xe tăng tàng hình tương lai của Hàn Quốc. Ảnh South Front

Công ty Hyundai WIA thuộc tập đoàn Hyundai giới thiệu mô-đun chiến đấu gắn súng máy hạng nhẹ điều khiển từ xa. Mô đun này được điều khiển và kiểm soát hỏa lực bằng mặt kính mũ bảo hiểm.

Mô đun vũ khí tự động điều khiển bằng mũ bảo hiểm. Ảnh South Front
Mô đun vũ khí tự động điều khiển bằng mũ bảo hiểm. Ảnh South Front

Ngoài ra, trong triển lãm của Hàn Quốc còn giới thiệu rất nhiều các loại vũ khí khác như loại súng dành cho hải quân, súng cối, súng phóng lựu tự động 30 mm và nhiều chủng loại khác. Rất nhiều loại vũ khí bộ binh khác nhau được triển lãm.

Các loại vũ khí bộ binh thông thường. Ảnh South Front
Các loại vũ khí bộ binh thông thường. Ảnh South Front

Nhìn chung, các loại vũ khí được triển lãm tại đây khá ấn tượng và phong phú, thể hiện rõ nét tham vọng có vị trí đáng kể trong thị trường vũ khí quốc tế của Hàn Quốc.

Trong những năm gần đây, cơ sở dữ liệu Jane’s cho thấy doanh số xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc tăng đều đặn.

Năm 2017, tổng sản phẩm quốc phòng xuất khẩu của Hàn Quốc đạt khoảng 3,1 tỷ USD, cao gấp ba lần giá trị xuất khẩu năm 2010. Hàn Quốc đang trở thành một quốc gia năng động trong lĩnh vực vũ khí trang bị và là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu ở châu Á.

Hàn Quốc không chỉ tăng kim ngạch xuất khẩu trong khu vực, mà vươn ra thị trường toàn cầu, mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Nam Mỹ. Hàn Quốc có 132 công ty sản xuất và xuất khẩu vũ khí cho 83 quốc gia trong năm 2017.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…