Hàn Quốc tuyên bố phát triển tên lửa đạn đạo có sức mạnh tương đương đầu đạn hạt nhân

Ngày 2/9, Yonhap dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Hàn Quốc đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo khổng lồ có sức mạnh ngang với vũ khí hạt nhân chiến thuật, sau khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn những hạn chế phát triển tên lửa với bán đảo này.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất, có thể mang đầu đạn nặng tới 3 tấn, tầm bay 350-400 km, đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng. Thời điểm triển khai tên lửa sẽ được xác định sau một số lần thử nghiệm, theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng.

Công bố kế hoạch quốc phòng giai đoạn 2022-2026, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố sẽ phát triển những tên lửa mới "với sức công phá được nâng cao đáng kể", triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn mới chống lại các mối đe dọa từ pháo hạng nặng tầm xa và nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Điều này cho thấy tên lửa đạn đạo mới có thể được đưa vào khai thác sử dụng trước năm 2026.

Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa được được thiết kế để phá hủy các cơ sở và căn cứ tên lửa ngầm bằng các đầu đạn xuyên bê tông vào các đường hầm dưới lòng đất, vô hiệu hóa hiệu những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũng như các tên lửa tầm trung, tầm gần mang hạt nhân (ICBM) trước khi được phóng.

Tên lửa đạn đạo mới có thể tiếp cận tất cả các khu vực của Triều Tiên nếu được phóng gần khu vực biên giới liên Triều.

Năm 2020, Hàn Quốc phát triển thành công tên lửa đất đối đất Hyunmoo-4, có tầm bắn lên tới 800 km, mang đầu đạn chống hầm ngầm nặng tới 2 tấn.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ phát triển các tên lửa mạnh hơn, tầm xa hơn và chính xác hơn để thực hiện khả năng răn đe cũng như đảm bảo được an ninh và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên".

Kế hoạch quốc phòng toàn diện trung hạn của Hàn Quốc dự chi 315,2 nghìn tỷ won (273 tỷ USD), tăng trung bình 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong vòng 5 năm tới. 106,7 nghìn tỷ won được phân bổ để nâng cao tiềm lực quốc phòng, 208,5 nghìn tỷ won còn lại được dành cho các nhiệm vụ chung như điều hành, chỉ huy, huấn luyện và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 5/2021, Seoul và Washington đã đồng ý dỡ bỏ các hạn chế "hướng dẫn tên lửa" ngăn cấm Hàn Quốc phát triển hoặc sở hữu tên lửa đạn đạo có tầm bắn tối đa hơn 800 km.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Sau khi chấm dứt những hạn chế, chúng tôi sẽ thực hiện khả năng răn đe đối với các mối đe dọa tiềm tàng và cải thiện khả năng tấn công nhằm vào những mục tiêu quân sự chính", cam kết triển khai nhiều loại tên lửa đất đối đất và hải đối đất với sức công phá rất lớn.

Cùng thời gian nay, Triều Tiên tiếp tục tăng cường sức mạnh hạt nhân và tên lửa trong bối cảnh những cuộc đàm phán phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên với Mỹ bị đình trệ. Tháng 8, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết phát hiện được những dấu hiệu "đáng lo ngại sâu sắc", khi một lò phản ứng hạt nhân quan trọng tại khu tổ hợp Yongbyon của Triều Tiên đã hoạt động lại từ tháng 7.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh, "Để ngăn chặn những hành động khiêu khích tầm xa, chúng tôi sẽ tăng mạnh số lượng tên lửa đánh chặn các tên lửa tầm trung và tầm xa và tuyên bố thúc đẩy phát triển hệ thống đánh chặn nội địa như Iron Dome của Israel. Quân đội sẽ triển khai thêm các hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa và tăng cường khả năng giám sát phóng tên lửa.

Hàn Quốc cũng đang thúc đẩy mở rộng sự hiện diện trong lĩnh vực vũ trụ, đặt mục tiêu triển khai hệ thống radar mới, có thể giám sát các vật thể không gian vào đầu những năm 2030. Các dự án không gian khác bao gồm triển khai vệ tinh tinh báo, trinh sát và giám sát quân sự, phát triển các vệ tinh kích thước siêu nhỏ.

Hàn Quốc cũng dự kiến sẽ đóng thêm nhiều tàu ngầm 3.000 tấn hoặc lớn hơn, thay thế các tàu khu trục nhỏ cũ bằng những chiến hạm mới với hỏa lực tầm xa và hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Hải quân gần đây đã tiếp nhận tàu ngầm 3.000 tấn nội địa đầu tiên, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo (SLBM).

Nhằm nâng cao công nghệ quốc phòng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự kiến đề xuất tăng ngân sách nghiên cứu và phát triển từ 4,3 nghìn tỷ won trong năm 2021 lên 7,1 nghìn tỷ won vào năm 2026. Trong đó 80% sẽ được chi tiêu trong nước để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…